Doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó khi đơn hàng vẫn khan hiếm

VOV.VN - Các doanh nghiệp dệt may đang tập trung định vị lại thị trường cả trong nước và xuất khẩu, định vị sản phẩm và quản trị công nghệ cũng như thay đổi mô hình sản xuất phù hợp để vượt qua khó khăn.

Tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm đã dẫn đến các chính sách thắt chặt tiền tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp (DN) sản xuất. Bên cạnh đó, hệ lụy từ thiệt hại do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành dệt may trong nước. Kết thúc quý I/2023, nhìn chung tình hình không mấy khả quan, khi các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng phải đang xoay xở với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.

Từ thực tế hoạt động của DN, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ, ngay từ đầu năm DN bị ảnh hưởng tương đối lớn từ nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đẩy giá năng lượng và lạm phát lên toàn cầu khiến DN sụt giảm các đơn hàng xuất khẩu. Việc các ngân hàng của Mỹ buộc phải phá sản trong thời gian không ai ngờ tới, tưởng chừng không liên quan tới Việt Nam song thực chất lại ảnh hưởng rất sâu rộng đến các DN.

Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 3/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 3,298 tỷ USD, tăng 18,11% so với tháng trước và giảm 12,91% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may quý I/2023 đạt 5,087 tỷ USD, giảm 17,97% so với cùng kỳ 2022.

Đại diện Vitas cho biết, trong quý II này các DN dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh. Hiện nhiều DN vẫn chưa có đơn hàng của tháng 4 nên dự kiến từ tháng 7 - 8 tới thị trường mới có khả năng thay đổi.

Đại diện nhiều DN dệt thông tin, nhu cầu về các mặt hàng sợi có cải thiện nhưng không đáng kể, lượng hàng tồn kho tại nhiều DN tăng cao, thậm chí lượng tồn lên đến 1 tháng sản xuất. Đối với các DN ngành may, tình hình sản xuất cũng ảm đạm không kém, nhiều đơn hàng bị dừng hoặc nếu có cũng chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ, đơn giá thấp hơn từ 20%-50% so với năm 2022. Điều này đã khiến nhiều DN may phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, buộc phải làm các mặt hàng không chủ đạo để để có thể duy trì được hoạt động sản xuất.

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu, trong quý II/2023, nhìn chung tình hình vẫn không mấy khả quan đối với kinh tế thế giới nói chung và ngành dệt may nói riêng. Suy thoái kinh tế toàn cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ đang khiến nhu cầu suy giảm tại các quốc gia nhập khẩu dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng sẽ mang lại những thách thức về cạnh tranh, sau một thời gian dài các DN của họ phải đóng cửa vì dịch Covid-19.

“Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao, đồng thời hoạt động cho vay gặp khó khăn, mặt bằng lãi suất cho vay đối với DN vẫn ở mức cao, ách tắc về giải ngân vốn và thiếu vắng các biện pháp mang tính hỗ trợ DN… đang khiến cho ngành dệt may và các ngành sản xuất khác khó có thể đạt được hiệu quả”, ông Cao Hữu Hiếu đánh giá.

Trước thực trạng khó khăn chung của ngành dệt may, nhiều DN đang tập trung vào công tác thị trường, tái định vị lại khách hàng của mình và tái định vị lại các sản phẩm, hướng tới thị trường nội địa để vượt qua khó khăn.

Ông Thân Đức Việt cho biết, việc tái định vị không dùng cho những DN mới vì đã có tầm nhìn chiến lược khi thành lập. Nhưng đối với May 10, dù đã có vị thế trên thị trường xuất khẩu và người tiêu dùng trong nước nhưng đã đến lúc phải nhận định lại. May 10 đang tập trung vào định vị sản phẩm, thị trường và quản trị công nghệ cũng như mô hình sản xuất để có hướng đi phù hợp.

“May 10 phải tái cấu trúc, định vị lại DN với việc áp dụng chuyển đổi số, sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu xanh để đáp ứng tiêu chuẩn và phát triển. DN có 2 thị trường lớn là xuất khẩu và trong nước nên dịp này cũng là lúc để DN định vị lại thị trường trong nước. Tương tự với thị trường xuất khẩu, ngoài những thị trường truyền thống, những thị trường mới và tiềm năng như Nam Phi, châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc…đều là những thị trường rất lớn sẽ được DN tập trung”, ông Việt cho hay.

Tổng Giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu nhìn nhận, thực tế hiện nay đang là một khó khăn chưa từng có tiền lệ đối với ngành. Mặc dù vậy, các DN trong hệ thống Vinatex vẫn đang cố gắng chủ động linh hoạt, thích ứng trong bối cảnh thị trường bất định với mục tiêu ổn định được tài chính, duy trì bộ máy sản xuất và quan trọng nhất là đảm bảo được việc làm, đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên và người lao động.

Cùng với đó, các DN trong ngành đang tập trung tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và quan tâm bám sát khách hàng, bám sát thị trường để có các chính sách linh hoạt, kịp thời và phù hợp để bước qua thời điểm khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

DN dệt may chủ động tìm, giữ nguồn lao động cho phát triển
DN dệt may chủ động tìm, giữ nguồn lao động cho phát triển

VOV.VN - Xác định nguồn nhân lực là yếu tố sống còn, các DN trong ngành dệt may luôn chủ động và coi trọng việc thực hiện các chính sách quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

DN dệt may chủ động tìm, giữ nguồn lao động cho phát triển

DN dệt may chủ động tìm, giữ nguồn lao động cho phát triển

VOV.VN - Xác định nguồn nhân lực là yếu tố sống còn, các DN trong ngành dệt may luôn chủ động và coi trọng việc thực hiện các chính sách quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Doanh nghiệp lớn ngành dệt may "bội thu" trong năm 2022
Doanh nghiệp lớn ngành dệt may "bội thu" trong năm 2022

VOV.VN - Trong năm 2022, Tổng Công ty May 10 hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra khi đạt tổng doanh thu 4.500 tỷ đồng, tăng 18,42% so với kế hoạch, tăng 27,93% so với năm 2021.

Doanh nghiệp lớn ngành dệt may "bội thu" trong năm 2022

Doanh nghiệp lớn ngành dệt may "bội thu" trong năm 2022

VOV.VN - Trong năm 2022, Tổng Công ty May 10 hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra khi đạt tổng doanh thu 4.500 tỷ đồng, tăng 18,42% so với kế hoạch, tăng 27,93% so với năm 2021.

Dệt may tiếp tục đối diện với thiếu đơn hàng, xuất khẩu sụt giảm
Dệt may tiếp tục đối diện với thiếu đơn hàng, xuất khẩu sụt giảm

VOV.VN - Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng cũng bị giảm tới 40 - 50% khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chật vật duy trì sản xuất đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.

Dệt may tiếp tục đối diện với thiếu đơn hàng, xuất khẩu sụt giảm

Dệt may tiếp tục đối diện với thiếu đơn hàng, xuất khẩu sụt giảm

VOV.VN - Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng cũng bị giảm tới 40 - 50% khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chật vật duy trì sản xuất đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày
Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

VOV.VN - Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn là việc tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế để ứng dụng vào thực tế.

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

VOV.VN - Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn là việc tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế để ứng dụng vào thực tế.

Bứt phá từ đầu năm, dệt may Việt Nam kiên định mục tiêu xuất khẩu 43,5 tỷ USD
Bứt phá từ đầu năm, dệt may Việt Nam kiên định mục tiêu xuất khẩu 43,5 tỷ USD

VOV.VN - Trong 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp dệt may tiếp tục thích ứng nhanh, kết cấu lại thị trường và thay đổi thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu cao từ các nước nhập khẩu.

Bứt phá từ đầu năm, dệt may Việt Nam kiên định mục tiêu xuất khẩu 43,5 tỷ USD

Bứt phá từ đầu năm, dệt may Việt Nam kiên định mục tiêu xuất khẩu 43,5 tỷ USD

VOV.VN - Trong 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp dệt may tiếp tục thích ứng nhanh, kết cấu lại thị trường và thay đổi thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng được yêu cầu cao từ các nước nhập khẩu.