Lý Sơn được biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn, bởi phong cảnh đẹp và những di tích lịch sử, đặc biệt là những di tích liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Với mật độ dân số cao nhất trong các đảo của Việt Nam (hơn 2000 người/km2), những năm gần đây, Lý Sơn được đầu tư phát triển ở nhiều mặt và có những đổi thay tích cực về mặt kinh tế - xã hội. Tuy vậy, sức ép về dân số, du lịch và nhiều yếu tố khác đang phần nào làm mất vẻ đẹp tự nhiên vốn có của hòn đảo này. Hiện tại, việc xây dựng ở Lý Sơn đang biến nơi này thành đại công trường với ngổn ngàng sắt, thép, xi măng, đất đá...
Việc xây dựng là cần thiết nhưng có lẽ Lý Sơn cần có một quy hoạch có tầm nhìn xa, thiết chế quản lý về kiến trúc, cũng như công nghệ - kỹ thuật xây dựng đặc thù để có thể gìn giữ và phát triển theo hướng xanh, sạch, bền vững. Đến Lý Sơn bây giờ, nhiều du khách đã thấy thất vọng và... lo ngại vì cảnh quan, môi trường bị biến đổi./.
|
Ngay cầu cảng - cửa ngõ huyện đảo Lý Sơn (Đảo lớn), một bên là công trường kè biển đang thi công với ngổn ngang đất đá và máy móc xây dựng... |
|
...phía bên kia là một bãi vật liệu khổng lồ
|
|
Công trình lớn nhất ở đây là hệ thống kè biển bê tông chống xâm thực nước biển và đường phía trong kè. Đường này được gọi là đường Cơ động (hay đường Vành đai - đường Quốc phòng). Hệ thống kè đã được thi công phần lớn ở bờ Nam và bờ Đông của đảo như một bức tường thành, chắn tầm nhìn ra biển. |
|
Phần đường Cơ động hoàn thành chủ yếu phục vụ cho chính công tác vận tải thi công, và cũng là... bãi chứa vật liệu xây dựng. |
|
Công trường sản xuất các khối bê tông kè biển, ở giữa xã An Vĩnh và An Hải
|
|
Công trường kè biển và đường Cơ động ở phía đông nam đảo, thuộc xã An Hải, nhìn từ núi Thới Lới
|
|
Dự án xây dựng âu thuyền - cầu cảng xã An Hải. Nơi đây từng là bờ biển với bãi đá rất đẹp, giờ thành bãi rác ngổn ngang |
|
Góc nhìn ra bờ biển phía tây, thuộc xã An Vĩnh |
|
Trường mầm non An Vĩnh 2, hoàn thành xây dựng năm 2012, nay lại được xây thêm cổng rào
|
|
Trụ sở công an huyện được xây mới bên cạnh trụ sở cũ
|
|
Nghĩa trang liệt sỹ huyện cũng đang được tu sửa
|
|
Một công trình hạ tầng chưa hoàn thành nhưng... đang tạm dừng thi công?
|
|
Máy xây dựng “quá đát” vứt chỏng chơ trước đình An Vĩnh – di tích quốc gia mới được công nhận tháng 4/2013
|
|
Phế thải xây dựng đổ ra bờ biển xã An Vĩnh, bên con đường đi ra chùa Đục
|
|
Âm Linh Tự (thuộc xã An Vĩnh) - di tích cấp quốc gia - nơi thờ tự những hùng binh Hoàng Sa, đang sửa
|
|
Đền thờ Thiên Y Ana (xã An Hải) – di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cũng ngổn ngang vật liệu
|
|
Bên cạnh những công trình hạ tầng, công trình công cộng, di tích, nhà ở của người dân cũng được xây dựng khắp nơi - đặc biệt là ở xã An Vĩnh, nơi có cầu cảng chính và là nơi tập trung nhiều dịch vụ du lịch
|
|
Còn đây là một khu mộ ở xã An Vĩnh, nằm ngay bên con đường chính đi từ xã An Vĩnh sang xã An Hải
|
|
Gạch, đất cát trên đường ở xã An Hải
|
|
Ở cầu cảng An Vĩnh, những chuyến tàu, xà lan chở vật liệu xây dựng tới đảo hoạt động bốc dỡ suốt ngày đêm...
|
|
... và bụi mù mịt
|
|
Một em bé ở xã An Vĩnh ngồi chơi trên đống vật liệu xây dựng
|
|
Với tốc độ đô thị hoá, bê tông hoá cùng quy hoạch thiếu tầm nhìn và sự quản lý xây dựng không chặt chẽ, trong tương lai, liệu những hàng rào xanh và hàng cau như thế này có còn không?
|