Khi ánh bình minh vừa ló rạng cũng là lúc chúng tôi đặt chân đến thị xã Lai Châu sau hành trình gần 500 km bằng xe khách chạy đêm. Thị xã mới với nhiều công trình xây dựng lẫn trong màu xanh của đại ngàn thăm thẳm đón chúng tôi bằng cơn mưa rào mùa hạ, bất chợt tôi nhớ lại câu thơ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo “Ven trời Tây Bắc có Lai Châu…”.
Sau khi mượn đồng nghiệp xe máy, chúng tôi lại vội vã lên đường, ngược dòng Nậm Mu lên phía Bắc của huyện Phong Thổ, cung đường chỉ hơn 150 km những cũng ngốn cả ngày đường.
Địa danh Sì Lờ Lầu, theo tiếng người dân bản địa có nghĩa là 12 tầng dốc, nhìn trên bản đồ Việt Nam địa danh này chính là mỏm nhô cao nhất phía Bắc của Lai Châu.
Nằm ở nơi gian khó bậc nhất Tổ quốc, đồn Biên phòng 289 được giao phụ trách 2 xã (Sì Lờ Lầu, Ma Ly Chải, Lai Châu), với 28,5 km đường biên giới (từ mốc 70 đến mốc 78).
Một ngày ở nơi phên dậu của Tổ quốc tôi được nghe, được thấy và cảm nhận nhiều khó khăn thiếu thốn và sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh gác nơi biên ải./.
|
Đồn nằm trên một quả đồi lối vào có hai hàng sa mộc rất nên thơ. |
|
Bắt đầu tuyến tuần tra biên giới
|
|
Luôn "chân cứng đá mềm" để tuần tra biên cương
|
|
Phút nghỉ ngơi trên đường tuần tra. |
|
Chiều biên giới |
|
Mỗi khi xuống bản nắm tình hình Đại úy Khiêm luôn dùng một xích chuyên dụng gắn vào lốp sau của xe máy để bám đường hơn.
|
|
Các chiến sỹ biên phòng ở đây luôn ý thức rõ về nhiệm vụ thiêng liêng của mình |
|
Văn phòng Ban Chỉ Huy đồn biên phòng Si Lờ Lầu |
|
Vệ sinh pin năng lượng mặt trời.
|
|
Chăm sóc vườn thuốc nam
|
|
Rèn luyện thể lực
|
|
Thử sức |
|
Luyện võ |
|
Để có cuộc sống yên bình nơi biên cương này nhiều chiến sỹ biên phòng đã ngã xuống.
|