Lấp hồ để đấu giá đất ở Long Biên: Dân kiến nghị điều chỉnh quy hoạch

VOV.VN - Người dân ở tổ 11, 12 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội mong muốn được đối thoại với chính quyền cơ sở, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch không lấp 2 hồ Xuân Quế và Sơn Thủy để thực hiện dự án đấu giá đất.

UBND quận Long Biên sẽ đối thoại với người dân

Những ngày vừa qua, các hộ dân ở tổ 11, 12 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội liên tục tập trung căn băng rôn phản đối việc lấp hồ Xuân Quế và Sơn Thủy để phân lô bán đấu giá đất.

Kiến nghị của người dân tổ 11, 12 phường Ngọc Thụy, Thanh tra Chính phủ chuyển đơn của người dân đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết. Đồng thời, đề nghị thông báo lại kết quả cho Thanh tra Chính phủ.

Theo thông tin từ UBND quận Long Biên, sẽ tổ chức đối thoại với người dân về dự án này. Nhưng trong thời gian chờ tổ chức đối thoại đơn vị thi công dự án vẫn tiếp tục đổ đất, cát lấp hồ.

Ông Trần Quốc Hưng người dân ở phường Ngọc Thụy cho rằng: “Người dân vẫn chưa nhận được các buổi họp của cơ quan chính quyền tổ chức để thống nhất việc kiến nghị của người dân, đơn vị thi công thì hàng ngày vẫn san lấp hồ. Đây có phải là việc kéo dài thời gian để thành sự việc đã rồi”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh ở phường Ngọc Thụy lo lắng: “Khi đơn vị thi công lấp hồ sẽ ảnh hưởng đến việc thoát nước tự nhiên trong khu vực dân cư lân cận. Mục đích lấp hồ ở đây là cho việc phân lô, bán nền là hết sức vô lý”.

Theo Quyết định 725 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quy hoạch thoát nước yêu cầu “Phát huy tối đa khả năng thoát nước mặt bằng tiêu tự chảy, tăng diện tích thấm nước mưa, bố trí hệ thống công trình trữ và chứa nước hợp lý nhằm điều hòa lượng nước mưa, kết hợp cùng với giải pháp bơm, thoát nước cưỡng bức hợp lý; hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện có sang mục đích khác”.

Như vậy, việc lấp hồ hiện có đảm bảo được việc tiêu thoát nước tự nhiên và đi ngược lại yêu cầu trong Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Theo thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng. Trong khoảng hơn 20 năm gần đây, diện tích mặt nước ao hồ ở thành phố Hà Nội đã giảm gần 50%.

Dự án lấp hồ khi hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện?

Trước những kiến nghị của người dân, đại diện chủ đầu tư dự án - ông Đinh Văn Thắng, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Long Biên cho biết, khu vực hồ Xuân Quế, hồ Sơn Thủy không có chức năng thoát nước và khu vực này nằm trong quy hoạch sử dụng đất ở.

UBND quận Long Biên sẽ tiến hành đầu tư xây dựng một số hồ trong khu vực để phục vụ tiêu thoát nước. Các kế hoạch này được đầu tư song song với tuyến đường 40m đang triển khai. Đại diện UBND quận Long Biên cho rằng thực hiện theo đúng quy trình.

“Các khu vực hồ thoát nước trong hệ thống sẽ được xây dựng khoảng giữa năm 2022 và dự kiến hoàn thành trong năm 2023, hệ thống thoát nước sẽ được xây dựng, đồng bộ với tuyến đường 40m đang thi công. Việc người dân kiến nghị điều chỉnh quy hoạch, dừng việc lấp hồ, đây thuộc thẩm quyền UBND thành phố Hà Nội xem xét và quyết định” - ông Đinh Văn Thắng nói.

Theo ông Đào Minh Tâm, Trưởng phòng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khu vực hồ triển khai dự án trong quy hoạch được xác định là khu vực có chức năng sử dụng đất ở mới. Do đó, việc xem xét, điều chỉnh quy hoạch dự án phải căn cứ theo điều 47, Luật Quy hoạch Đô thị.

Tuy nhiên, Sở Quy hoạch Kiến Trúc Hà Nội cũng lưu ý UBND quận Long Biên cần có phương án thoát nước, tránh ngập úng cục bộ khu dân cư.

“Quận Long Biên, cần phải đảm bảo yêu cầu về mặt thoát nước, tránh gây úng ngập cục bộ trước khi san lấp thì nó sẽ không gây ra khả năng úng ngập cho khu vực khi chúng ta triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho khu vực này. Chúng tôi cũng được biết, hệ thống thoát nước được xây dựng trên tuyến đường quy hoạch phía đông đang được triển khai xây dựng và cũng chưa hoàn chỉnh” - ông Đào Minh Tâm nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới lấn chiếm, san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông
Hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới lấn chiếm, san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông

VOV.VN - Theo Bộ TN&MT, hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới thực tế xảy ra tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

Hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới lấn chiếm, san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông

Hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới lấn chiếm, san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông

VOV.VN - Theo Bộ TN&MT, hàng loạt địa phương buông lỏng quản lý dẫn tới thực tế xảy ra tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, lấn sông, cải tạo cảnh quan, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

Gần 100 hộ dân ở Long Biên, Hà Nội phản đối việc lấp hồ, phân lô bán đất
Gần 100 hộ dân ở Long Biên, Hà Nội phản đối việc lấp hồ, phân lô bán đất

VOV.VN - Gần 100 hộ dân ở tổ 11 và 12 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã “đội đơn” kiến nghị các cấp chính quyền không triển khai lấp 1,2 ha mặt hồ tự nhiên làm đất ở.

Gần 100 hộ dân ở Long Biên, Hà Nội phản đối việc lấp hồ, phân lô bán đất

Gần 100 hộ dân ở Long Biên, Hà Nội phản đối việc lấp hồ, phân lô bán đất

VOV.VN - Gần 100 hộ dân ở tổ 11 và 12 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã “đội đơn” kiến nghị các cấp chính quyền không triển khai lấp 1,2 ha mặt hồ tự nhiên làm đất ở.

Vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất công: Những kẽ hở pháp lý cần được lấp đầy
Vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất công: Những kẽ hở pháp lý cần được lấp đầy

VOV.VN - Một trong những vi phạm đó là tình trạng “bao che”, “thông đồng, dìm giá” giữa người tham gia đấu giá, người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản.

Vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất công: Những kẽ hở pháp lý cần được lấp đầy

Vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất công: Những kẽ hở pháp lý cần được lấp đầy

VOV.VN - Một trong những vi phạm đó là tình trạng “bao che”, “thông đồng, dìm giá” giữa người tham gia đấu giá, người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản.