Nỗi buồn chợ đêm phố cổ

Ban đầu chợ đêm phố cổ được mở ra với mong muốn tái hiện không gian sinh hoạt đậm chất văn hóa phố cổ để trở thành một trung tâm du lịch của Thủ đô. Tuy nhiên, kỳ vọng này vẫn chưa đạt được mà chợ đêm còn có chiều hướng biến tướng, xuống cấp

Chợ đêm phố cổ - là một trong những hoạt động thương mại – văn hóa của Hà Nội. Chợ đi vào hoạt động từ cuối năm 2003, với mong muốn tái hiện không gian sinh hoạt đậm chất văn hóa phố cổ, để trở thành một trung tâm du lịch.

Chợ đêm phố cổ hoạt động vào tối các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, dọc theo tuyến phố có tính chất thương mại sầm uất, có kiến trúc và không gian rất điển hình của khu phố cổ là các phố: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường và Đồng Xuân. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù chợ vẫn được họp đều đặn vào những ngày cuối tuần nhưng những gì người ta kỳ vọng hầu như không đạt được.

Không gian chợ không tạo nên được những điểm ấn tượng; hàng hóa không chọn lọc, không có tinh thần Việt và ít màu sắc văn hóa; cung cách mua bán cũng chẳng cho thấy nét thanh lịch của người Tràng An. Ở cả góc độ thương mại và văn hóa, chợ càng ngày càng biến tướng và xuống cấp trầm trọng.

Chợ đêm phố cổ bán đa phần các mặt hàng kém chất lượng, hàng thanh lý, tồn kho, hàng rẻ tiền nhập từ Trung Quốc. Các mặt hàng chủ yếu là quần áo, phụ tùng thời trang như ví da, kính mắt, thắt lưng, túi xách…; các loại đồ lưu niệm, đồ chơi trẻ em… Cách thức bày hàng, bán hàng, giá cả cho thấy chợ đêm phố cổ như một chợ hàng cũ, hàng si đa vậy.

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan khác cũng có quá nhiều điều để nói: Tình trạng mất vệ sinh do cả người bán và người mua; tình trạng lấn chiếm vỉa hè của các hàng ăn uống, các sạp hàng cóc; sự xô bồ vô ý thức trong giao thông đi lại… Các hành vi thiếu văn hóa như nhậu nhẹt, đánh nhau; nạn trộm cắp, móc túi, chặt chém khách gửi xe… cũng luôn làm phiền lòng du khách và là điều trăn trở với những ai nặng lòng với Hà Nội./.

Lối vào chợ đêm từ đầu phố Hàng Đào

Phía ngoài, các hàng quà rong, xích lô, xe ôm, taxi luôn quây lấy cổng chợ

Một sạp hàng bán hàng Trung Quốc “đại hạ giá”

Và đây là hàng Made in Việt Nam “giảm giá”

Tiếp nữa là đồ “thanh lý”

Các hàng bán quần áo thường không cho đổi, trả lại. Nên để cẩn thận, người mua đành thay đồ, thử đồ giữa đường giữa chợ

Hàng dép “thanh lý”

Đồ lót nam bày ra như thế này…

Đồ lót nữ cũng vậy

 

Một quầy hàng bán ví da. Sản phẩm được nhập từ Trung Quốc

Đồ chơi Trung Quốc đa phần là những đồ chơi thiếu lành mạnh, không có tính giáo dục, thậm chí bạo lực và dị hợm

Một em bé đang ngắm nghía món đồ chơi Trung Quốc

Nhiều hàng “nhảy dù” ngồi và bán giữa đường

Băng đĩa lậu, băng đĩa cấm không được phép lưu hành bán công khai

Rất đông người đi chợ, đa phần là các bạn trẻ đi chơi hơn là đi mua đồ

Hàng quán ăn nhếch nhác, xả rác ngay tại chỗ

Quán nhậu tạm bợ, bệ rạc lấn chiếm vỉa hè và mất vệ sinh

Rác bị xả bừa bãi dù đã có thùng rác đặt ngay đó

Một món đồ chơi kinh dị mà bạn trẻ này mới sắm. Khó có thể nói về văn hóa ở đây

Một điểm sáng hiếm hoi để người ta nghĩ điều gì thuộc về văn hóa, về truyền thống - gian hàng tò he và đồ chơi dân gian của nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh. Do tuổi cao nên bà không tới chợ đêm. Anh Dũng – con trai bà (người bên trái trong ảnh) cho biết: Gian hàng của gia đình anh không ngồi thường xuyên ở đây, nhưng cứ vào dịp Tết Trung thu lại có mặt.

"Vẽ ký họa - Một thoáng văn hóa phố cổ Hà Nội". Điều này cũng đúng với cả nghĩa: Những nét văn hóa, những nét đẹp phố cổ chỉ còn là thấp thoáng!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên