Thăm Di tích Dấu chân Phật tại Chanthaburi, Thái Lan

(VOV)- Di tích Dấu chân Phật, một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại tỉnh Chanthaburi, Thái Lan, nơi được tin là Đức Phật để lại dấu chân.

Khu di tích Dấu chân Phật trên đỉnh núi Khao Kitchakut, trong khu vực Vườn quốc gia Khao Kitchakut, ở độ cao hơn 1.000 mét so với mặt nước biển và cách trung tâm thành phố Chanthaburi khoảng 30 km về phía Bắc.

Di tích Dấu chân Phật chỉ mở cửa đón du khách vào tháng 2 và tháng 3 hằng năm. Vào dịp lễ hội, mỗi ngày có hàng ngàn người gồm cả người dân Thái Lan, các Phật tử và du khách nước ngoài, hành hương lên đỉnh Khao Khitchakut. Họ tới nơi có dấu chân Phật với niềm tin rằng, vượt qua mọi khó khăn, hành hương đến nơi có dấu chân của Đức Phật là một việc làm tốt, là tới chốn thiêng để được tận mắt nhìn thấy dấu tích minh chứng Đức Phật đã từng đặt chân tới, và tỏ lòng tôn kính Đức Phật.

Người dân Thái Lan còn tin rằng, được đặt chân đến di tích này sẽ gặp nhiều may mắn. Do vậy, trước tượng Phật và dấu chân của Phật, người ta cầu nguyện về sức khỏe, sự bình an, may mắn… cho bản thân và người thân.

Để tới được dấu chân Phật, mọi người xuất phát từ điểm khởi đầu tại ngôi đền Phluang, dưới chân núi Khao Khitchakut. Từ đây, nếu du khách không leo bộ, có thể mua vé 200 bath/vé (khoảng 140.000 đồng tiền Việt) sẽ được các chuyến xe ô tô bán tải chở vượt con dốc khoảng 8km lên núi, với hàng trăm khúc cua nguy hiểm. Sau đó, du khách phải leo bộ thêm 1,5 km để tới đỉnh núi, nơi có dấu chân Phật. Tại đây, mọi người có thể được nghe đọc Kinh Phật, nghe thuyết giảng Đạo Phật, được cầu nguyện bên dấu chân Phật... Ngoài ra, mọi người còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Khao Khitchacut, ngắm nhìn thành phố Chanthaburi từ trên cao...

Dưới đây là một số hình ảnh về Khu di tích Dấu chân Phật: 

Lên núi bằng xe bán tải

Trầu cau được bày bán ngay cổng dẫn lên đỉnh núi Khao Kitchakut

Người dân quan niệm rắc hoa cúc dọc lối đi sẽ gặp may mắn

Hoa cúc và tượng Phật được bày rất nhiều suốt dọc đường lên khu Dấu chân Phật

Nhang được đặt rất nhiều nhưng không đốt

Trên các tảng đá dọc lối đi luôn được bao phủ sắc vàng hoa cúc

Về chiều, du khách lên núi đông hơn để trải nghiệm qua đêm tại khu di tích này

Người dân thường cầm theo đồng tiền xu lên núi, khi đi qua các dãy chuông, họ gõ chuông với quan niệm tiếng kêu sẽ báo hiệu tới Đức Phật rằng họ đang trên đường tới diện kiến Ngài 

Mua "sớ" trình báo

Dâng hương, hoa...

Cầu nguyện dọc đường lên núi

Cổng lên đỉnh núi, nơi có Dấu chân Phật

Hàng ngàn người cùng nguyện cầu

Cô bé này đang bỏ tiền xu cầu may

Dấu chân Phật (ô màu vàng) trên đỉnh Khao Kitchakut

Mọi người đang làm lễ bên Dấu chân Phật

Vừa nghe giảng Kinh Phật bên dấu chân Phật và Am thờ Đức Phật

Nguyện cầu...

Hoa cúc trong dấu chân Phật được mọi người cùng nhau xâu chuỗi, kết tràng và cầu nguyện trước khi tán lộc 

Kết thúc buổi lễ, mọi người sẽ giành hoa cúc lấy lộc và sự may mắn, bình an

Thành kính tạ ơn Đức Phật
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại lễ cầu siêu Phật giáo Kim Cương Thừa
Đại lễ cầu siêu Phật giáo Kim Cương Thừa

(VOV) - Đây là một trong những chuỗi hoạt động của chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa.

Đại lễ cầu siêu Phật giáo Kim Cương Thừa

Đại lễ cầu siêu Phật giáo Kim Cương Thừa

(VOV) - Đây là một trong những chuỗi hoạt động của chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa.

Xây dựng Yên Tử thành một trung tâm Phật giáo
Xây dựng Yên Tử thành một trung tâm Phật giáo

(VOV) - Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Xây dựng Yên Tử thành một trung tâm Phật giáo

Xây dựng Yên Tử thành một trung tâm Phật giáo

(VOV) - Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Trưng bày 200 hiện vật về di sản Phật giáo
Trưng bày 200 hiện vật về di sản Phật giáo

(VOV) - Với gần 200 hiện vật, “Di sản Phật giáo Việt Nam” đem lại cái nhìn khá toàn diện về những di sản có giá trị vật chất và tinh thần.

Trưng bày 200 hiện vật về di sản Phật giáo

Trưng bày 200 hiện vật về di sản Phật giáo

(VOV) - Với gần 200 hiện vật, “Di sản Phật giáo Việt Nam” đem lại cái nhìn khá toàn diện về những di sản có giá trị vật chất và tinh thần.

Phim tài liệu về Phật giáo Trung Hoa
Phim tài liệu về Phật giáo Trung Hoa

Lần đầu tiên, khán giả truyền hình Việt Nam sẽ thưởng thức bộ phim “Con đường tỉnh thức”, giới thiệu về lịch sử phát triển 2000 năm của Phật giáo Trung Hoa.

Phim tài liệu về Phật giáo Trung Hoa

Phim tài liệu về Phật giáo Trung Hoa

Lần đầu tiên, khán giả truyền hình Việt Nam sẽ thưởng thức bộ phim “Con đường tỉnh thức”, giới thiệu về lịch sử phát triển 2000 năm của Phật giáo Trung Hoa.