Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL bước đầu ứng phó với hạn mặn có hiệu quả

VOV.VN - Hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực.

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực. Thiệt hại do hạn mặn bước đầu so với trước đây giảm nhiều và “trận chiến” với thiên tai đang tiếp tục diễn ra.

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp- PTNT,  diễn biến xâm nhập mặn mùa khô năm nay ở vùng ĐBSCL sâu hơn mức trung bình các năm qua từ 5-15km và thấp hơn năm 2019-2020. Do có dự báo sớm nên chính quyền và người dân trong vùng đã rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai thời gian qua, chủ động ứng phó rất có hiệu quả. Đó là việc tích trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức, vật dụng, đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt, đào ao, khai mương chứa nước ngọt; vận hành các công trình thủy lợi theo hướng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 gieo sạ sớm hơn 1 tháng với trên 1,5  triệu ha nên đến thời điểm này có khoảng 600.000 ha lúa đã cho thu hoạch; chỉ có gần 20.000 ha lúa gieo sạ trễ, nằm ngoài khuyến cáo của ngành nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng khi khô hạn kéo dài, tập trung ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng. Đến nay, diện tích vườn cây đặc sản, ao thủy sản trong vùng vẫn phát triển bình thường, chỉ có khoảng 30.000 hộ dân vùng khó khăn đang khan hiếm nước sạch cho sinh hoạt và chính quyền địa phương đang khắc phục.

Tại tỉnh Tiền Giang đến thời điểm này, nguồn nước ngọt cho trồng trọt ổn định, trên 83 nghìn ha cây ăn trái; trong đó có 23 nghìn ha cây sầu riêng vốn mẫn cảm với nước mặn đang tươi tốt. Nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất các cụm, khu công nghiệp đảm bảo; riêng vùng sâu, xa nguồn nước tỉnh mở  28 vòi nước công cộng phục vụ miễn phí cho dân. Nhà máy nước BOO Đồng Tâm vẫn bơm cấp bổ nguồn nước từ sông Tiền và kênh Sáu Ầu vào để xử lý cung cấp khoảng 60 nghìn mét khối nước/ngày, đêm.

Bà Ngô Thị Còn, Tổng Giám đốc công ty cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm nói: “ Ban ngày thì anh em phải ra sông lấy nước đo nếu đạt thì cho bơm. Mỗi ngày sau 30 phút lấy mẫu 1 lần, cao điểm thì anh em lấy liên tục. Mình có 1 hồ nước phát nước chỉ trong  1 tuần nên mình phải bơm bổ vô hồ thường xuyên. Hiện nay, mình vẫn bơm từ kênh Sáu Ầu vào. Công suất nhà máy khoảng 60 nghìn mét khối/ ngày, đêm nhưng trong tình huống cục bộ này có thể tăng thêm”.

Bến Tre là địa phương bị ảnh hưởng của hạn mặn khốc liệt nhất vùng ĐBSCL, độ mặn 4 ‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 52-64km. Hiện tại, nhiều trạm cấp nước sinh hoạt đang bị nhiễm mặn sau xử lý từ 0,1 – 5,1 ‰. Tuy nhiên nhờ trữ nước mưa, nước ngọt từ lu, bể, hồ, túi nhựa… và việc sử dụng tiết kiệm nên hiện nay chưa thiếu nước cho nấu ăn, uống. Chỉ ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nhà máy nước thì rất khó khăn về nguồn nước ngọt.

Hiện nay, dù nước mặn bao phủ nhưng Bến Tre đã sản xuất gần 8.000 ha lúa Đông Xuân an toàn, hơn 79.000 ha cây dừa, gần 24.000 ha cây ăn trái và hàng triệu sản phẩm cây giống, hoa kiểng đang phát triển tốt chưa bị thiệt hại do hạn mặn.

Theo ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, giải pháp trữ nước ngọt, đắp cống đập hiện nay rất hữu hiệu vừa phục vụ nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người dân trong mùa khô hạn: “ Ngoài việc phát động trữ nước mưa, nước ngọt đủ sinh hoạt trong từng hộ dân thì chúng tôi còn trữ nước cho sản xuất đặc biệt là vùng trồng cây ăn trái. Ví dụ như tại huyện Chợ Lách có nhiều hộ dân đào hồ để trữ nước, hàng trăm, hàng nghìn mét khối, rồi còn đắp đập từng hộ và cả khu vực, nhiều khi qua nhiều con đê mới xâm nhập được vô trong. Mình chỉ đạo đắp đập theo ấp, theo xã để làm sao bảo vệ vùng trồng cây ăn trái và hoa màu. Trong việc phát động đó, nhận thức từ Đảng bộ đến nhân dân rất đồng bộ”.

Tại các địa phương ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau “ trận chiến” với hạn mặn cũng đang cao trào, bằng điều kiện nhân lực, vật lực và kinh nghiệm, chính quyền và người dân đang quyết liệt ứng phó với thiên tai nên đã giảm thiệt hại. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT sau chuyến kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn tại ĐBSCL đánh giá: “ Đến thời điểm này thì các giải pháp mà Bộ Nông nghiệp, các Bộ ngành và các địa phương thực hiện rất đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong các công điện. Các địa phương đã xác định đến từng hộ gia đình, hộ nào có thể thiếu nước sinh hoạt, mảnh vườn nào có thể thiếu nước sản xuất. Chính vì thế giải pháp không trình trữ nước không tập trung tôi đánh giá rất cao và đến giờ này chúng ta thành công được là nhờ giải pháp trữ nước không tập trung cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện nay, các công trình lớn đã phát huy hiệu quả như cống Cái Lớn- Cái Bé, các cống điều hòa mặn ngọt do Bộ Nông nghiệp-PTNT, các địa phương đầu tư phát huy hiệu quả rất cao”.

Theo cơ quan Khí tượng thủy văn, diễn biến của khô hạn, nước mặn xâm nhập vùng ĐBSCL còn tiếp diễn gần 2 tháng tới; tuy nhiên mức độ gay gắt giảm. Do đó, các địa phương không được  chủ quan, lơ là, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính cộng đồng, áp dụng các giải pháp hữu hiệu để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nói: “ Cùng với các giải pháp công trình, phi công trình thì đề nghị các địa phương bám sát các công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về nguyên tắc không để cho các hộ dân thiếu nước sinh hoạt, không để thiếu nước sản xuất công nghiệp, không để ảnh hưởng đến vùng trọng điểm trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với những công trình đang làm thì phải đẩy nhanh tiến độ để đưa vào sử dụng sớm”.

Tình hình hạn mặn, nắng nóng mùa khô ở vùng ĐBSCL gần đây đã trở nên thường xuyên với các mức độ khác nhau. Điều quan trọng là mọi người phải chủ động ứng phó từ sớm; rút kinh nghiệm qua từng năm để vận dụng, từng bước thích ứng và đối phó có hiệu quả dù thiên tai rất phức tạp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập
Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. Ngành chức năng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp từ công trình đến phi công trình để ứng phó, bảo đảm sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. Ngành chức năng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp từ công trình đến phi công trình để ứng phó, bảo đảm sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Các tuyến cao tốc qua 4 tỉnh ĐBSCL đang thiếu hơn 8 triệu m3 cát đắp nền
Các tuyến cao tốc qua 4 tỉnh ĐBSCL đang thiếu hơn 8 triệu m3 cát đắp nền

VOV.VN -Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng đang thiếu khoảng 8 triệu m3 cát để phục vụ thi công dự án, hai tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ đề nghị các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang hỗ trợ để dự án hoàn thành đúng tiến độ.

Các tuyến cao tốc qua 4 tỉnh ĐBSCL đang thiếu hơn 8 triệu m3 cát đắp nền

Các tuyến cao tốc qua 4 tỉnh ĐBSCL đang thiếu hơn 8 triệu m3 cát đắp nền

VOV.VN -Cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng đang thiếu khoảng 8 triệu m3 cát để phục vụ thi công dự án, hai tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ đề nghị các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang hỗ trợ để dự án hoàn thành đúng tiến độ.