Trải nghiệm trên mây cùng dù lượn

Được bay như những chú chim trong không trung hàng giờ với nguồn năng lượng tự nhiên là gió trên bề mặt quả đất là điều mà những vẫn động viên dù lượn yêu thích

Dù lượn là môn thể thao còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trên đôi cánh lụa, các “phi công” như những chú chim bay trong không trung hàng giờ với nguồn năng lượng tự nhiên là gió trên bề mặt quả đất. Dù lượn là một chiếc cánh đơn giản. Các phi công điều khiển các chuyển động của dù, tận dụng sự vận động của các dòng không khí trên bề mặt trái đất tạo ra lực nâng không khác gì đôi cánh của loài chim trời.

Ở độ cao từ 100 - 1000m so với mực nước biển, những người chơi bay lượn như những chú chim trời, phóng tầm mắt ra xa tít tắp rồi thu vào những hình ảnh thiên nhiên, đấy nước, mây trời từ trên không gian cao rộng bao la. Trải nghiệm những cảm giác hồi hộp, lo lắng, đôi khi là sợ hãi khiến cho những ai lần đầu trải nghiệm cũng phải rộn ràng khi cơ thể nhấc bổng lên cao vài trăm mét trong phút chốc.

Để rồi chỉ sau vài giây cất cánh, những cảm xúc thăng hoa, vui sướng, bồng bềnh trên không trung bao la mà ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bằng một góc nhìn mới mẻ đầy cảm xúc, khác lạ đến dị thường.

Những trải nghiệm thú vị có được ở độ cao vài trăm mét và thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp là cảm giác mà không phải ai cũng có; đó cũng là điều mà người chơi môn thể thao dù lượn thấy thích thú nhất./.

Đường lên núi Hoằng Trường có độ cao 200 m so với mực nước biển và cũng là điểm cất cánh của chương trình.

Từ điểm xuất phát trên núi có thể nhìn bao quát toàn bộ không gian bãi biển và những cánh đồng tít tắp.

Ngoài dù, những thiết bị kỹ thuật cần thiết của các phi công bao gồm GPS, thiết bị đo tốc độ bay, tốc độ gió, đo độ cao và bộ đàm liên lạc. Đặc biệt, mũ bảo hiểm luôn là thứ không thể thiếu cho một chuyến bay an toàn.

Kiểm tra thiết bị trước khi cất cánh.

Phi công Quỳnh Anh đang kiểm tra lần cuối những móc an toàn của dù trước khi cất cánh.

Chạy đà cất cánh theo kỹ thuật forword.

Chuyến bay đôi của một phi công và hành khách chuẩn bị cất cánh.

Kỹ thuật cất cánh Re-vert là một kỹ thuật khó đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.

Bãi hạ cánh, bãi đáp phải là nơi có không gian bằng phẳng và thông thoáng.

Một pha chuẩn bị tiếp đất hạ cánh.

Sau khi cất cánh, các phi công hay hành khách sẽ có cơ hội thỏa sức ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên và hòa mình vào không gian bao la.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên