Người bệnh bỏ BHYT, bỏ điều trị vì xin giấy chuyển tuyến nhiều phiền phức

VOV.VN - Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) cho biết, đúng là có việc người bệnh bỏ BHYT, bỏ điều trị vì khó khăn xin giấy chuyển tuyến, tuy nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng xảy ra tình trạng này.

Báo chí phản ánh thông tin, nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sau khi điều trị ở tuyến trên và có lịch tái khám. Nhưng khi đến lịch tái khám, bệnh nhân buộc phải quay về tuyến dưới để xin giấy chuyển tuyến, và do thủ tục phiền hà nên nhiều người bệnh đã bỏ tái khám, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Thử nghiệm số hoá

Thông tin với báo chí về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đã có Chỉ thị 25 ban hành năm 2020, trong đó, các cơ sở phải phân luồng hẹn tái khám. Đồng thời, cũng có các bộ phận thường xuyên đôn đốc các cơ sở khám, chữa bệnh phân luồng hẹn tái khám để không có quá nhiều bệnh nhân dồn ứ trong cùng một thời điểm gây kéo dài thời gian chờ đợi.

Theo bà Trang, một trong những giải pháp quan trọng Bộ Y tế đang nghiên cứu là có những thủ tục đơn giản hơn trong quá trình cấp giấy chuyển tuyến: “Thay vì lãnh đạo ký thì có thể phân cấp cho các khoa phòng để người dân không phải chờ đợi. Hiện nghị định 75 vừa ban hành cũng đã có quy định liên quan giấy hẹn tái khám, trong đó có các giải pháp như nếu người bệnh không thể quay lại trong vòng 10 ngày, có thể liên hệ cơ sở khám để có giấy hẹn khác để không phải chờ đợi”.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế sắp tới sẽ ứng dụng công nghệ truyền thông và số hóa các giấy tờ như giấy chuyển tuyến, giấy ra viện và khám lại. Hiện đơn vị này đang xin ý kiến các cơ sở khám chữa bệnh và bảo hiểm xã hội.

“Sẽ áp dụng thử 6 tháng. Sau đó, Bộ Y tế sẽ có hiệu chỉnh và ban hành chính thức hiện là thời điểm cuối năm, đối với các văn bản khám, chữa bệnh như giấy chuyển tuyến, giấy khám lại, các cơ sở sẽ cấp luôn trong năm nay, chứ không phải chờ đến tháng 1/2024 mới ký”, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế nói.

Bổ sung đối tượng hưởng BHYT

Theo TS. Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, qua kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Bộ Y tế nhận được 117 kiến nghị của cử tri thông qua 63 đoàn ĐBQH, trong đó, 47% ý kiến về BHYT. Theo ông Đức, điều này cho thấy mức độ nóng của vấn đề BHYT.

Do đó, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 75 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146 năm 2018. Nghị định 75 đã có các quy định mang tính đột phá, gỡ được các “nút thắt” vướng mắc trong cơ chế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT để tạo thuận lợi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT; bổ sung và hỗ trợ mức đóng BHYT, sửa đổi mức hưởng BHYT và tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT. 

Theo đó, bổ sung đối tượng là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 Luật BHYT vào nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT. Bổ sung đối tượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã không còn thuộc khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 vào nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng trong thời gian 36 tháng. 

Cùng với đó, sẽ nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho một số nhóm đối tượng là người có công với cách mạng...

“Đây là các đối tượng người dân tộc thiểu số mới thoát nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ nhưng trong thực tế vẫn còn đang rất khó khăn, được Đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân một số tỉnh và cử tri phản ánh kiến nghị. Việc quy định ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ thêm một thời gian sau khi thoát nghèo để người dân có thể tích lũy và đủ điều kiện kinh tế tham gia BHYT thể hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững của Chính phủ”, ông Hà Anh Đức cho biết.

Những năm qua, do bất cập trong quy định về tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT dẫn đến tình trạng các chi phí, quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT không được thanh toán, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ sở y tế.

Do đó, Nghị định 75 bổ sung các quy định tăng cường trách nhiệm của Bộ Y tế trong chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tuân thủ các quy định của pháp luật trong mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc thường xuyên cập nhật, sửa đổi danh mục, điều kiện, phạm vi, tỷ lệ thanh toán đối với các thuốc, vật tư, dịch vụ kỹ thuật, hàng hóa thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ người mắc bệnh hiểm nghèo
Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ người mắc bệnh hiểm nghèo

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, thành phố quyết định hỗ trợ người mắc bệnh ung thư, suy thận mãn chạy nhân tạo.

Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ người mắc bệnh hiểm nghèo

Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ người mắc bệnh hiểm nghèo

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, thành phố quyết định hỗ trợ người mắc bệnh ung thư, suy thận mãn chạy nhân tạo.

Làm gì để bảo hiểm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động?
Làm gì để bảo hiểm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động?

VOV.VN - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng trên 17,5 triệu người tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Làm gì để bảo hiểm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động?

Làm gì để bảo hiểm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động?

VOV.VN - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng trên 17,5 triệu người tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Không yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục bảo hiểm
Không yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục bảo hiểm

VOV.VN - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4144/BHXH-VP gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.

Không yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục bảo hiểm

Không yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục bảo hiểm

VOV.VN - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4144/BHXH-VP gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.