Chùa Việt Nam tại Lào là cầu nối để bà con hướng về quê hương

VOV.VN - Đến với đất nước Lào ngày nay, không khó để nhận ra những dấu ấn Việt xuất hiện đâu đó, đặc biệt là những ngôi chùa Việt được dựng lên không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người Việt tại Lào, mà còn là nơi đoàn kết bà con cùng hướng về quê hương đất nước.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, theo dòng thời gian, Phật giáo đã gắn bó với đời sống của người Việt như một tôn giáo truyền thống. Chính bởi vậy, với người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, dù ở bất cứ vùng đất nào có người Việt sinh sống đều sẽ có những ngôi chùa Việt được dựng lên.

Phật giáo Bắc tông Việt Nam có mặt ở Lào muộn hơn so với lịch sử di cư và hình thành cộng đồng người Việt ở Lào, trong khi ấy, Phật giáo Nam tông ở Lào đang là quốc giáo. Từ khoảng đầu thế kỷ 20, Phật giáo Việt Nam đã du nhập vào Lào nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của bà con người Việt.

Được tu sửa và khánh thành mới đây, chùa Diệu Giác ở tỉnh Savannakhet, Trung Lào là ngôi chùa Ni đầu tiên của người Việt tại đất nước Triệu Voi, dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng chùa Diệu Giác lại là niềm tự hào của bà con người Việt tại đây bởi lối kiến trúc mang đậm nét thuần Việt.

Sau gần 2 năm xây dựng, chùa Diệu Giác đã hoàn thành việc trùng tu, nâng cấp đủ điều kiện thuận duyên để tổ chức tu học Phật pháp, làm trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trao đổi văn hoá và tìm hiểu giáo lý cho Phật tử hai nước Việt Nam - Lào.

Sư cô Hương Phước, Phó Trụ trì chùa Diệu Giác, tỉnh Savannakhet, Lào cho biết: "Tôi sẽ tổ chức những khoá tu và hướng dẫn cho bà con nơi đây tu tập thiền để quay về với chính mình, biết được những tâm tư, nguyện vọng của mình không chỉ đời hiện tại mà những đời quá khứ lân cận và cho tới tương lai".

Hiện có hơn 100.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lào, họ có thể là thế hệ thứ 2, thứ 3 hay là những tri thức, doanh nhân hoặc đơn thuần chỉ là người dân lao động bình thường. Thế nhưng, dù ở ngành nghề nào thì họ luôn coi chùa là điểm sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Sâu xa hơn, chùa còn là nơi gìn giữ, bảo tồn bản sắc và quảng bá văn hóa của dân tộc Việt đến với bạn bè quốc tế.

Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào cho biết, bà con Phật tử đến chùa chủ yếu tham gia các hoạt động Phật sự như cầu an, cầu siêu và học giáo lý Phật pháp, tiếp thu lời dạy của Đức Phật.

"Ban điều phối sẽ nỗ lực hơn nữa để phát triển thêm các ngôi chùa tại những tỉnh có cộng đồng người Việt sinh sống, để những ngôi chùa vừa là cầu nối văn hóa, vừa là nơi gắn kết cộng đồng người Việt nói riêng và gắn kết giữa hai Giáo hội và giữa hai dân tộc về lâu dài nói chung". 

Từ tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật giáo, từ triết lý nhân sinh Bầu ơi thương lấy bí cùng của dân tộc Việt Nam, các sư thầy cùng các tăng ni Phật tử tại Lào thường kêu gọi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo như tham gia quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, bị bão lụt, thiên tai, hỏa hoạn... ở nước sở tại cũng như ở Việt Nam.

Cho đến nay, trên khắp đất nước Triệu voi này đã có 15 ngôi chùa Phật giáo của người Việt được hình thành trải dài từ Bắc, Trung cho tới Nam Lào với khoảng 20 chư tăng, ni. Tất cả các ngôi chùa Việt tại Lào đều là thành viên của Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào và có quan hệ chặt chẽ với Hội người Việt Nam tại địa phương.

Để người Việt tại Lào có được sự tự do trong hoạt động tôn giáo hướng về quê hương không thể không nhắc tới sự hỗ trợ của chính quyền nước sở tại. Bên cạnh đó, Đại sứ quán cùng các tổ chức hội đoàn trong cộng đồng người Việt Nam tại Lào luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở tôn giáo của người Việt trong tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cho cộng đồng. 

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng cho biết: “Có thể nói hoạt động tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo tại Lào đã thu hút được đông đảo bà con trong cộng đồng người Việt tham gia, kể cả bà con người Lào. Các ngôi chùa Việt không chỉ là nơi gắn kết mà còn góp phần hỗ trợ cho cộng đồng người Việt tại Lào gìn giữ văn hóa, gìn giữ tiếng Việt. Tôi tin rằng, hoạt động tín ngưỡng của bà con người Việt tại Lào sẽ ngày càng phong phú và các ngồi chùa Việt Nam tại Lào ngày càng khang trang, phát triển”.

Trong những năm qua, những ngôi chùa Việt Nam tại Lào vẫn đang làm tốt sứ mệnh của mình, là niềm tự hào, cầu nối để những người Việt Nam tại Lào luôn hướng về quê hương Tổ quốc, là keo sơn gắn kết tình hữu nghị cộng đồng giữa Việt Nam và Lào. Cộng đồng người Việt tại Lào vẫn đang từng ngày dung hợp với nghi lễ văn hóa Phật giáo Lào song cội nguồn văn hóa Việt Nam vẫn được gìn giữ và bảo tồn qua từng thế hệ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phật tử Việt Nam tại Lào phát huy giá trị nhân văn của người Việt
Phật tử Việt Nam tại Lào phát huy giá trị nhân văn của người Việt

VOV.VN - Phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân”, nhiều năm qua, các Phật tử Việt Nam tại Lào luôn tổ chức các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người đau ốm thông qua các hoạt động thiện nguyện.

Phật tử Việt Nam tại Lào phát huy giá trị nhân văn của người Việt

Phật tử Việt Nam tại Lào phát huy giá trị nhân văn của người Việt

VOV.VN - Phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân”, nhiều năm qua, các Phật tử Việt Nam tại Lào luôn tổ chức các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người đau ốm thông qua các hoạt động thiện nguyện.

Chùa Phật tích Vientiane tổ chức Trung thu cho con em người Việt tại Lào
Chùa Phật tích Vientiane tổ chức Trung thu cho con em người Việt tại Lào

VOV.VN - Tối qua (26/9), tại thủ đô Vientiane, Chùa Phật tích Vientiane phối hợp với Hội người Việt Nam tại thủ đô Lào tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” cho con em người Việt.

Chùa Phật tích Vientiane tổ chức Trung thu cho con em người Việt tại Lào

Chùa Phật tích Vientiane tổ chức Trung thu cho con em người Việt tại Lào

VOV.VN - Tối qua (26/9), tại thủ đô Vientiane, Chùa Phật tích Vientiane phối hợp với Hội người Việt Nam tại thủ đô Lào tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” cho con em người Việt.

Giữ gìn văn hóa truyền thống Việt qua Đại lễ Phật Đản tại Lào
Giữ gìn văn hóa truyền thống Việt qua Đại lễ Phật Đản tại Lào

VOV.VN - Sáng 2/6, chùa Phật Tích thủ đô Vientiane, Lào trang trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2023. Tham dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; đại diện chư tăng Lào cùng toàn thể các Phật tử, bà con kiều bào, người Việt đang sinh sống tại thủ đô Vientiane.

Giữ gìn văn hóa truyền thống Việt qua Đại lễ Phật Đản tại Lào

Giữ gìn văn hóa truyền thống Việt qua Đại lễ Phật Đản tại Lào

VOV.VN - Sáng 2/6, chùa Phật Tích thủ đô Vientiane, Lào trang trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2023. Tham dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; đại diện chư tăng Lào cùng toàn thể các Phật tử, bà con kiều bào, người Việt đang sinh sống tại thủ đô Vientiane.

Lan tỏa văn hóa truyền thống thông qua Đại lễ Phật Đản tại Séc
Lan tỏa văn hóa truyền thống thông qua Đại lễ Phật Đản tại Séc

VOV.VN - Chiều tối 24/5 theo giờ địa phương, hơn một trăm Phật tử và bà con tại Cộng hòa Séc đã tới tham dự Đại lễ Phật Đản 2023 được tổ chức trang trọng tại Chùa Vĩnh Nghiêm, thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Tới dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam, lãnh đạo Hội người Việt cùng toàn thể các phật tử, kiều bào đang sinh sống tại Cộng hòa Séc.

Lan tỏa văn hóa truyền thống thông qua Đại lễ Phật Đản tại Séc

Lan tỏa văn hóa truyền thống thông qua Đại lễ Phật Đản tại Séc

VOV.VN - Chiều tối 24/5 theo giờ địa phương, hơn một trăm Phật tử và bà con tại Cộng hòa Séc đã tới tham dự Đại lễ Phật Đản 2023 được tổ chức trang trọng tại Chùa Vĩnh Nghiêm, thủ đô Praha, Cộng hòa Séc. Tới dự có đại diện Đại sứ quán Việt Nam, lãnh đạo Hội người Việt cùng toàn thể các phật tử, kiều bào đang sinh sống tại Cộng hòa Séc.