Nghệ sỹ Vân Ánh: Ước mong phổ biến nhạc dân tộc ở xứ người

Chị luôn suy nghĩ cần phải làm sao có thể chia sẻ được vẻ đẹp thật đặc sắc và trung thực của nghệ thuật văn hóa Việt Nam.

Võ Vân Ánh khi còn nhỏ thay vì học đàn cello theo lời bố, cô đã chọn học đàn tranh. Năm 1995, Vân Ánh tốt nghiệp hạng ưu Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Cũng năm 1995, Vân Ánh đoạt giải nhất cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc và giải nhất Độc tấu nhạc dân tộc hiện đại.  

Nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh

Tuy sử dụng thông thạo 6 loại nhạc cụ dân tộc khác nhau như đàn bầu, đàn cò, đàn nhị, đàn tam thập lục, đàn T’rưng, đàn K’longput rồi các bộ trống dân tộc, nhưng đàn tranh mới là nhạc cụ đưa chị đi thật xa, qua hơn hai mươi quốc gia trên khắp thế giới.

Năm 2001, Võ Vân Ánh lập gia đình và theo chồng sang Hoa Kỳ định cư tại San Francisco, tiểu bang California. Kể từ khi sang Hoa Kỳ, Võ Vân Ánh được đi xem rất nhiều chương trình nghệ thuật văn hóa của các nước. Chị nhận thấy mỗi quốc gia luôn có một vẻ đẹp văn hóa khác nhau, nhưng suy nghĩ lại thấy Việt Nam mình với 4 ngàn năm văn hiến có không biết bao nhiêu những vẻ đẹp, những nét truyền thống mà nhiều người chưa chia sẻ được. 

Hơn nữa, Võ Vân Ánh lại thấy phần lớn người Mỹ ở đây biết đến Việt Nam chỉ là qua những cuộc chiến tranh. Từ đó chị luôn suy nghĩ cần phải làm sao có thể chia sẻ được vẻ đẹp thật đặc sắc và trung thực của nghệ thuật văn hóa Việt Nam.

Võ Vân Ánh là nữ nghệ sĩ đàn tranh Việt Nam khá thành danh tại Hoa Kỳ. Chị cũng chính là người soạn nhạc cho "Người con gái Đà Nẵng”, tác phẩm được đề cử giải Oscar năm 2003 dành cho thể loại "Phim truyện tài liệu xuất sắc” và "Bolinao 52”, bộ phim tài liệu được đề cử giải Emmy Awards năm 2009. Cách đây ít lâu, Võ Vân Ánh đã xuất hiện ở The Rooftop Bar & Restaurant tại Hà Nội, trong buổi gây Quỹ âm nhạc của mình có tên Music Bridge Under 25 (Cầu nối âm nhạc dưới 25) cùng Mỹ Linh, Xuân Bắc, Kiều Anh và một số nghệ sĩ khác.

Từng tham gia biểu diễn đàn tranh tại nhiều nơi trên thế giới, Võ Vân Ánh hiểu rất rõ sự khó khăn của các nghệ sĩ nhạc dân tộc khi họ không có nhiều cơ hội biểu diễn và đưa các sáng tác của mình tới khán giả. 

Chị Ánh tâm sự: "Tôi luôn mong mỏi làm sao có thể giúp các nghệ sĩ trẻ có một không gian sáng tác, giới thiệu tác phẩm đến công chúng”.  Nghệ sĩ Võ Vân Ánh cũng cho biết, Quỹ Music Bridge Under 25 là dự án dài hạn của mình tại quê hương để giúp đỡ và khuyến khích các sinh viên học nhạc cụ dân tộc, sáng tác cho cây đàn của mình. Những bản nhạc do sinh viên sáng tác sẽ được lựa chọn, trình diễn và trao phần thưởng. Chương trình không giới hạn trong các sinh viên học nhạc dân tộc mà khuyến khích cả những bạn trẻ có niềm đam mê và có khả năng sáng tác các tác phẩm cho nhạc cụ dân tộc. 

Chị Ánh nhấn mạnh: "Đây là một dự án giáo dục nhằm bảo tồn và phát triển âm nhạc dân tộc Việt Nam, đồng thời nuôi dưỡng một thế hệ nghệ sĩ mới cho nền nghệ thuật nước nhà. Ở Hoa Kỳ, tôi và một số bạn bè đã đứng ra tổ chức một số buổi gây quỹ tại Fremont, California. Còn tại Việt Nam, Khoa nhạc cụ truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và The Rooftop Bar & Restaurant sẽ hỗ trợ tôi tổ chức các sự kiện gây quỹ, quản lý quỹ, lựa chọn, đánh giá và trao giải cho các tác phẩm của sinh viên. 

Chị Ánh cho biết thêm: "Dự án này sẽ có sự tham gia của nhiều nghệ nhân về nhạc cụ dân tộc, các nghệ sĩ trong và ngoài nước cùng giảng dạy, hướng dẫn các bạn. Ngoài tôi ra còn có nghệ sĩ Nguyên Lê (một trong 14 cây guitar nhạc Jazz hàng đầu thế giới), Lê Toàn (Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Phạm Ngọc Khôi (Giám đốc Dàn nhạc dân tộc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam)... nhằm giúp các bạn có thể truyền tải cảm xúc, suy nghĩ của mình qua các tác phẩm âm nhạc trên nền nhạc dân tộc". 

"Tôi cho rằng, dự án Music Brigde Under 25 sẽ kéo dài ít nhất trong vòng 3 năm và nó rất đáng để cho người yêu dòng nhạc truyền thống ấp ủ, kỳ vọng về những tác phẩm mới, những gương mặt nghệ sĩ mới sẽ góp phần phục hưng dòng âm nhạc dân tộc", chị Ánh chia sẻ./. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Áo dài, đàn tranh rộn ràng đường phố Mỹ
Áo dài, đàn tranh rộn ràng đường phố Mỹ

Những thiếu nữ Việt trang phục áo dài diễu hành qua đường phố California trong âm thanh rộn ràng của nhạc cụ dân tộc tại Lễ hội Áo dài.

Áo dài, đàn tranh rộn ràng đường phố Mỹ

Áo dài, đàn tranh rộn ràng đường phố Mỹ

Những thiếu nữ Việt trang phục áo dài diễu hành qua đường phố California trong âm thanh rộn ràng của nhạc cụ dân tộc tại Lễ hội Áo dài.

Nghệ sĩ Nguyên Lê: Mong tìm thấy mình trong âm nhạc dân tộc
Nghệ sĩ Nguyên Lê: Mong tìm thấy mình trong âm nhạc dân tộc

“Tôi cảm thấy bối rối và ngượng khi không nói được tiếng Việt trôi chảy, vì thế tôi chọn cách tìm hiểu và biểu diễn âm nhạc dân tộc Việt Nam để có thể bù lại…”

Nghệ sĩ Nguyên Lê: Mong tìm thấy mình trong âm nhạc dân tộc

Nghệ sĩ Nguyên Lê: Mong tìm thấy mình trong âm nhạc dân tộc

“Tôi cảm thấy bối rối và ngượng khi không nói được tiếng Việt trôi chảy, vì thế tôi chọn cách tìm hiểu và biểu diễn âm nhạc dân tộc Việt Nam để có thể bù lại…”

Truyền dạy nhạc dân tộc Việt Nam trên đất Đức
Truyền dạy nhạc dân tộc Việt Nam trên đất Đức

VOV.VN - Hơn 10 năm qua, cô giáo Trần Phương Hoa đã dạy nhạc cụ dân tộc Việt Nam cho nhiều thế hệ kiều bào ở Đức.

Truyền dạy nhạc dân tộc Việt Nam trên đất Đức

Truyền dạy nhạc dân tộc Việt Nam trên đất Đức

VOV.VN - Hơn 10 năm qua, cô giáo Trần Phương Hoa đã dạy nhạc cụ dân tộc Việt Nam cho nhiều thế hệ kiều bào ở Đức.

Đêm hội âm nhạc Việt trên đất Nga
Đêm hội âm nhạc Việt trên đất Nga

Trong khuôn khổ các hoạt động "Những ngày Việt Nam tại Nga - 2010", tối 14/9 diễn ra đêm nghệ thuật “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.  

Đêm hội âm nhạc Việt trên đất Nga

Đêm hội âm nhạc Việt trên đất Nga

Trong khuôn khổ các hoạt động "Những ngày Việt Nam tại Nga - 2010", tối 14/9 diễn ra đêm nghệ thuật “Việt Nam-Vẻ đẹp tiềm ẩn” với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.  

Người đưa dân ca Việt Nam vào dàn nhạc giao hưởng Đức
Người đưa dân ca Việt Nam vào dàn nhạc giao hưởng Đức

VOV.VN - Đó là nghệ sĩ violin Lê Ngọc Anh Kiệt, nhạc công người Việt Nam duy nhất trong Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker (Đức).

Người đưa dân ca Việt Nam vào dàn nhạc giao hưởng Đức

Người đưa dân ca Việt Nam vào dàn nhạc giao hưởng Đức

VOV.VN - Đó là nghệ sĩ violin Lê Ngọc Anh Kiệt, nhạc công người Việt Nam duy nhất trong Dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker (Đức).