Ông chủ gốc Việt kiếm hàng chục triệu USD từ bánh mì và nem cuốn

VOV.VN - Với nem cuốn và bánh mì Việt Nam, ông Bao Hoang- đồng sáng lập Rolld- đã mở ra 36 nhà hàng khắp Australia với doanh thu một năm gần 30 triệu USD.

Công thức nấu ăn truyền thống trong gia đình được truyền từ mẹ và dì đã giúp cho nhà vật lý trị liệu gốc Việt – ông Bao Hoang- ở thành phố Melbourne, Australia xây dựng được một đế chế đồ ăn nhanh trị giá đến hàng triệu USD. 

Ông Bao Hoang- đồng sáng lập thương hiệu thức ăn Việt mang tên Rolld- giới thiệu món bánh mì và nem cuốn. (ảnh: afr.com).

Ông chủ gốc Việt 33 tuổi đã hợp tác cùng với bạn học Ray Esquieres, và người em họ Tin Ly mở công ty kinh doanh đồ ăn Việt tên là Rolld, bán bánh mì, nem cuốn, bún phở, cơm tấm, bánh xèo, gỏi. 

Trong 3 năm qua, việc kinh doanh của Rolld phát triển nhanh chóng, tăng trưởng lên đến 800% và đang có ý định mở rộng chi nhánh ra nước ngoài. “Chúng tôi muốn cung cấp cho thị trường loại thức ăn thay thế cho sushi”, ông Bao nói.

36 nhà hàng trải khắp Australia

Thời gian đầu, cửa hàng của Rolld mở ở trong ngõ Goldsbrough, thành phố Melbourne với mục tiêu là những khách hàng tiềm năng đến từ các cơ quan ở gần đấy như tòa án quận Deloitte, Ngân hàng Quốc gia Australia, Vua gỗ Mallesons và Công ty bảo hiểm CGU.

Đồ ăn của Rolld dành cho những nhân viên văn phòng cần một bữa ăn trưa nhanh và lành mạnh, ông Bao Hoang cho biết.

Việc kinh doanh ngày càng khởi sắc, cho đến nay đã có 36 cửa hàng của Rolld trải khắp Australia, tại các bang như Victoria, New South Wales, Queensland, Tây Australia và Thủ đô Canberra. Doanh thu từ các cửa hàng lên đến 40 triệu AUD (gần 30 triệu USD) trong một năm.

Ông Bao Hoang tiết lộ, nem cuốn Việt Nam rất được ưa chuộng tại Australia. Mỗi năm Rolld bán được từ 5-6 triệu chiếc nem cuốn, chiếm đến 50% doanh số của công ty.

"Khi việc kinh doanh và thương hiệu tiếp tục phát triển, chúng tôi sẽ xem xét để kêu gọi đầu tư nhiều hơn", ông Bao Hoang chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Bao Hoang khiêm tốn khi được phóng viên yêu cầu so sánh chuỗi nhà hàng của mình với Schnitz- một thương hiệu về đồ ăn nhanh rất thành công có tên trong bảng xếp hạng BRW Fast 100 năm 2015 với doanh thu là 72 triệu AUD.

Kinh doanh đồ ăn nhanh không hề dễ

Ông Bao Hoang cho biết, việc kinh doanh đồ ăn ở Australia không hề “dễ dàng”. “Muốn kinh doanh, bạn cần phải có niềm đam mê và động lực thực sự. Một thương hiệu thực phẩm có thể đến với thị trường và ra đi nhanh chóng”.

“Rất khó để quản lý được cơ sở kinh doanh mới khởi nghiệp với số vốn ít ỏi. Bạn phải xây dựng một thương hiệu thật mạnh mẽ, chỉ cần doanh số bán hàng của bạn giảm đi 10% thì cũng có nghĩa là bạn đang gặp rắc rối lớn”, ông Bao nói.

Kể từ  khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh trở thành ngôi sao của lĩnh vực bán lẻ. Sắp tới, Rolld sẽ mở nhà hàng đầu tiên ở bang Nam Australia trong năm 2016 và mục tiêu của Rolld là phải có 100 nhà hàng vào cuối năm 2018.

Mang thương hiệu đồ ăn Việt ra thế giới

Ông Bao Hoang cho hay: “Chắc chắn Rolld sẽ phát triển ra thị trường quốc tế. Chúng tôi hiện đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Manila (Philippines) và cũng đã bàn cách phát triển chi nhánh ở các nước châu Á khác”.

“Chúng tôi cũng muốn mở rộng thị trường ở Anh và Mỹ. Nước Mỹ là một thị trường lớn và đang bão hòa với hàng loạt chuỗi nhà hàng bán thức ăn nhanh như hamburger và pizza, nhưng chúng tôi muốn cung cấp cho người tiêu dùng một thứ gì đó độc đáo hơn”, ông Bao Hoang cho biết thêm.

Với hơn 700 nhân viên, ông Bao Hoang nhận định, thách thức lớn nhất đối với một doanh nghiệp như Rolld là đẩy nhanh nhịp độ.

“Bạn phải tập trung vào việc phát triển đội ngũ làm việc cùng bạn và tạo nên một văn hóa làm việc. Đó là công thức của sự thành công”, ông Bao Hoang chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nem học bổng”: Tấm lòng của người Việt ở Lyon
“Nem học bổng”: Tấm lòng của người Việt ở Lyon

(VOV) - Món nem truyền thống được người Việt tại Pháp chế biến với mục đích quyên góp tiền để trao học bổng cho học sinh nghèo Việt Nam.

“Nem học bổng”: Tấm lòng của người Việt ở Lyon

“Nem học bổng”: Tấm lòng của người Việt ở Lyon

(VOV) - Món nem truyền thống được người Việt tại Pháp chế biến với mục đích quyên góp tiền để trao học bổng cho học sinh nghèo Việt Nam.

Thành tỷ phú ở Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ
Thành tỷ phú ở Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ

(VOV) - Món nem nướng nức tiếng của bà chủ người Việt ở Nongkhai - Đông Bắc Thái Lan có mặt trong thực đơn hoàng gia Thái Lan.

Thành tỷ phú ở Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ

Thành tỷ phú ở Thái Lan nhờ gánh nem Huế của mẹ

(VOV) - Món nem nướng nức tiếng của bà chủ người Việt ở Nongkhai - Đông Bắc Thái Lan có mặt trong thực đơn hoàng gia Thái Lan.

“Cháy hàng” đậu phụ mùa Vu lan của một doanh nhân Mỹ gốc Việt
“Cháy hàng” đậu phụ mùa Vu lan của một doanh nhân Mỹ gốc Việt

VOV.VN -Khởi nghiệp kinh doanh đậu phụ tươi năm 2004, doanh nhân Minh Tsai đang khẳng định được sản phẩm của mình, lúc nào cũng “cháy hàng” trên thị trường Mỹ.

“Cháy hàng” đậu phụ mùa Vu lan của một doanh nhân Mỹ gốc Việt

“Cháy hàng” đậu phụ mùa Vu lan của một doanh nhân Mỹ gốc Việt

VOV.VN -Khởi nghiệp kinh doanh đậu phụ tươi năm 2004, doanh nhân Minh Tsai đang khẳng định được sản phẩm của mình, lúc nào cũng “cháy hàng” trên thị trường Mỹ.

Phố Wall và con đường trở thành triệu phú của nữ doanh nhân gốc Việt
Phố Wall và con đường trở thành triệu phú của nữ doanh nhân gốc Việt

Trở thành triệu phú Phố Wall ở tuổi 27 hồi năm 1998, đến thời điểm hiện tại, Jenny Ta được coi là một nữ doanh nhân thành đạt trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Phố Wall và con đường trở thành triệu phú của nữ doanh nhân gốc Việt

Phố Wall và con đường trở thành triệu phú của nữ doanh nhân gốc Việt

Trở thành triệu phú Phố Wall ở tuổi 27 hồi năm 1998, đến thời điểm hiện tại, Jenny Ta được coi là một nữ doanh nhân thành đạt trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Bánh mì phở ở New York
Bánh mì phở ở New York

Cùng với phở, bánh mì làm theo phong cách ẩm thực Việt đã trở nên nổi tiếng tại Mỹ, đến mức khi nói về món ăn này, báo chí Mỹ thường viết là “banh mi”, một từ gốc Việt, thay vì viết bằng tiếng Anh.

Bánh mì phở ở New York

Bánh mì phở ở New York

Cùng với phở, bánh mì làm theo phong cách ẩm thực Việt đã trở nên nổi tiếng tại Mỹ, đến mức khi nói về món ăn này, báo chí Mỹ thường viết là “banh mi”, một từ gốc Việt, thay vì viết bằng tiếng Anh.

Bánh mì Việt nhà họ Lê lừng danh đất Mỹ
Bánh mì Việt nhà họ Lê lừng danh đất Mỹ

Thương hiệu Lee’s Sandwich của gia đình nhà họ Lê ở San Jose đã nổi tiếng từ lâu trong nhiều cộng đồng dân cư tại Mỹ, với 30 cửa hàng và hơn 500 xe bán hằng ngày.

Bánh mì Việt nhà họ Lê lừng danh đất Mỹ

Bánh mì Việt nhà họ Lê lừng danh đất Mỹ

Thương hiệu Lee’s Sandwich của gia đình nhà họ Lê ở San Jose đã nổi tiếng từ lâu trong nhiều cộng đồng dân cư tại Mỹ, với 30 cửa hàng và hơn 500 xe bán hằng ngày.