Những lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn

VOV.VN - Cẩn thận với thời tiết xấu, giữ khoảng cách an toàn,... là những gì chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết tiếp theo này!

5. Cẩn thận hơn với thời tiết xấu


Thời tiết xấu đặc biệt nguy hiểm với lái xe trên đường cao tốc. Bạn phải lưu ý hơn khi lái xe trong điều kiện sương mù, mưa nặng hạt, bão tuyết hay trên đường có băng trơn. Một số mẹo nhỏ giúp bạn an toàn hơn: lái xe dưới tốc độ cho phép; giữ khoảng cách xa hơn đối với xe đi phía trước; cẩn trọng khi đi qua những khúc cua.

Nếu chưa thực sự tự tin, bạn hãy nhờ người kinh nghiệm hơn lái hộ. Còn không, bạn hãy tìm một nơi an toàn để trú.

Nếu chạy qua cung đường bị hạn chế về tầm nhìn do mưa lớn, sương mù hay tuyết và bạn phải đỗ xe bên đường, bạn nên chú ý tắt đèn xe. Lái xe khác khi không thể nhìn thấy đường, họ sẽ tìm tới những chiếc xe khác để đi theo sau. Khi thấy xe của bạn bật đèn, các xe sẽ hướng tới mà không biết là bạn đang không di chuyển. Điều này sẽ tránh cho các va chạm.

4. Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác

Các sách hướng dẫn lái xe an toàn đều khuyên tài xế  hãy giữ khoảng cách hợp lí giữa xe của họ với xe phía trước.  Người lái xe cẩn có đủ thời gian để xử lí đối với các tình huống xe đi phía trước dừng hoặc rẽ một cách đột ngột. Sẽ rất khó để ước lượng được khoảng cách hợp lí trong khi lái xe hoặc một khoảng cách chính xác để kịp điều chỉnh tốc độ, bởi vậy các chuyên gia đều khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3 giây.



Quy tắc này rất đơn giản: Xác định một vật cố định ở bên đường. Khi chiếc xe phía trước bạn chạy qua vật này, bạn bắt đầu đếm số giây. Ít nhất là sau 3 giây xe của bạn mới chạy qua vật đó thì có nghĩa là bạn đã và đang có một  khoảng cách an toàn với xe trước. Điều này cũng không quá khó đối với những lái xe có kinh nghiệm hoặc đã thực hành nhiều về giữ khoảng cách tối thiểu. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn là lái xe có nhiều kinh nghiệm thì bạn vẫn nên áp dụng quy tắc này cho mức độ an toàn cao hơn.

Vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi,  bạn nên nhân đôi số thời gian lên thành 6 giây.

3. Chú ý tới những người khác quanh bạn

Đôi khi, vấn đề không chỉ là bạn lái xe an toàn đến mức nào. Bạn có thể lái xe trong tốc độ cho phép và tuân theo tất cả các  luật lệ giao thông nhưng một ai đó vẫn có thể đâm vào bạn. Một nguyên tắc hay được áp dụng: “Bạn hãy coi những người khác đi trên đường là những kẻ bất thường”. Hay nói một cách khác, bạn cần phải chuẩn bị tình thần cho những tình huống như: Chuyển làn đường bất ngờ, dừng xe đột ngột, không bật đèn tín hiệu khi rẽ, đi chệch hướng và những hành vi lái xe khác mà ta có thể tưởng tượng ra được. Rất nhiều khả năng bạn sẽ gặp những trường hợp như vậy trên đường và hãy luôn trong tư thế sẵn sàng.

Thật khó để liệt kê hết những điều có thể xảy ra bất thường, nhưng chúng ta có sẽ một vài ví dụ chung. Nếu gặp một chiếc xe đang đi đến và có tín hiệu rẽ thì bạn đừng vội vàng nghĩ rằng nó thực sự sẽ rẽ, có thể nó sẽ lại tiếp tục đi thẳng. Nếu bạn chuẩn bị đi đến một điểm giao cắt mà làn đường của bạn được ưu tiên, một chiếc xe khác cũng đang tiến đến và có tín hiệu dừng lại, nhưng bạn cũng đừng vội vàng nghĩ rằng nó sẽ thực sự dừng lại. Khi bạn đến gần, hãy nhấc chân ra khỏi chân ga và chuẩn bị nhấn phanh.

Tất nhiên, bạn cũng phải nhìn gương, để ý đến hai bên đường để biết được chiếc xe nào bên cạnh bạn và họ lái xe như nào. Bạn cũng không nên chỉ tập trung vào phần đường ngay trước xe của mình mà bạn cũng phải hướng về phía trước để kiểm soát những gì đang xảy ra trong khoảng từ 50 - 100 m.

2. Tập lái xe một cách chủ động

Một lời khuyên hữu ích là bạn không nên quá bất ngờ trước những tình huống giao thông xảy ra trên đường.


Lái xe điềm tĩnh hay không là một điều rất khó định lượng, việc lái xe không điềm tĩnh hoàn toàn làm tăng khả năng xảy ra tai nạn cao hơn. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông trẻ tuổi lái xe thường không điềm tĩnh. Họ có thể cố tình chọc tức các lái xe khác, gây ra xung đột,  có những hành vi hoặc lời lẽ khiếm nhã,  theo sau hoặc gây cản trở cho những xe khác, nháy đèn pha khi không cần thiết. Những hành vi này không chỉ làm phiền mà còn rất nguy hiểm đối với những người khác khi tham gia giao thông.

Lái xe chủ động là phải biết kết hợp chặt chẽ những lời khuyên như: Giữ vững khoảng cách an toàn và không chạy xe quá tốc độ. Bạn  nên chấp nhận những sự trì hoãn như: đi trong làn đường của mình và theo sau một xe đi chậm hơn thay vì đột ngột chuyển làn đường hay bạn cũng có thể nhường những xe khác ngay cả khi bạn hoàn toàn đi đúng phần đường của mình.

Lái xe chủ động không chỉ là an toàn hơn, mà đôi khi còn giảm bớt chi phí cho bạn. Rất nhiều công ty bảo hiểm đã đưa ra gói bảo hiểm khuyến mãi đối với lái xe trải qua khóa học lái xe chủ động!

1. Giữ xe của bạn an toàn

Việc bảo dưỡng phương tiện không chỉ là một cách hiệu quả để kéo dài tuổi thọ cho xe mà còn là một vấn đề mang tính an toàn. Nếu xe của bạn không ổn, thợ kiểm tra sẽ cho bạn biết cần phải làm gì. Tuy nhiên, khoảng cách tối thiểu giữa mỗi lần kiểm tra xe có thể là 1 năm bởi vậy người chủ xe cần nhận biết được các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến độ an toàn của xe và mang xe đi sửa trước khi chúng gây ra tai nạn.


Một trong những vấn đề hay gặp phải nhất khi bảo dưỡng mà có thế dẫn đến tai nạn là áp suất lốp không đều. Áp suất quá cao hoặc quá thấp có thể tác động tới chất lượng hoặc dẫn tới nổ lốp. Bạn có thể mua một chiếc áp kế giá rẻ tại bất kỳ cửa hàng phụ tùng ô tô nào và kiểm tra áp áp suất theo sách hướng dẫn.

Một bộ phận  quan trọng khác là hệ thống phanh xe. Nếu bạn để ý thấy “độ mềm” ở bàn phanh hoặc cảm thấy rung khi nhấn phanh, bạn hãy đưa xe vào xưởng để người thợ có chuyên môn kiểm tra. Phanh có thể đã bị mòn hoặc có vấn đề với hệ thống thủy lực của xe.

10 lời khuyên giúp bạn lái xe an toàn (phần 1)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên