Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đối mặt áp lực với các quy định khí thải mới

VOV.VN - Các nhà sản xuất ô tô châu Âu đang phải đối mặt với những quy định khí thải mới và nghiêm ngặt hơn của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.


Theo quy định khí thải mới của EU, việc nâng cao năng lực sản xuất xe điện sẽ khiến các hãng xe rơi vào tình trạng đội vốn, cắt giảm năng lực sản xuất xe chạy bằng động cơ đốt trong và ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cũng như các nhà cung cấp của họ. Các chính trị gia cũng như các doanh nghiệp sản xuất ô tô châu Âu đang kêu gọi EU nới lỏng mục tiêu nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngành này vốn đang trong tình trạng lao đao.

Nếu như quy định trước đây, mỗi gam vượt quá mục tiêu khí thải của đội xe do EU thiết lập, các nhà sản xuất ô tô phải trả khoản tiền phạt lên tới 95 euro (tương đương 105 USD). Tuy nhiên, theo quy định mới, khoản tiền phạt đó sẽ lớn hơn rất nhiều khi được áp dụng cho từng chiếc xe bán ra. Thậm chí, các nhà sản xuất xe của EU có thể phải chịu khoản tiền phạt khồng lồ lên tới hơn 15 tỷ euro nếu không bán đủ xe Hybrit và xe điện chiếm tới 20% tổng doanh số bán ra.          

Để tạo sức hút cho xe điện, các hãng xe đồng loạt tăng giá đối với xe chạy động cơ đốt truyền thống. Trong 2 tháng qua, hãng Peugeot của Pháp đã tăng giá tới 500 euro (524 USD) cho tất cả các mẫu xe trừ xe điện. Hãng Renault cũng đã tăng giá bán của mẫu xe chạy xăng Clio SCE 65 thêm 300 euro.

Trong bối cảnh đứng trước nguy cơ thừa công xuất và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà sản xuất Trung Quốc, các quy định pháp lý mới có thể đẩy các nhà sản xuất ô tô châu Âu vào tình trạng ngày càng khó khăn.

Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh EU ngày 21/12 tại Brussel, Bỉ, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách EU, tránh gây thêm thiệt hại cho ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của EU.

“Trong tình hình khó khăn ngành công nghiệp ô tô đang phải đối mặt, việc gây thêm gánh nặng cho ngành này bằng các khoản tiền phạt trong năm tới là không có ý nghĩa. Đó là lý do tại sao Ủy ban châu Âu nên tìm cách đảm bảo rằng các khoản tiền phạt nếu cần thiết, sẽ không ảnh hưởng đến tính thanh khoản tài chính của các công ty hiện cần đầu tư vào xe điện. Và hơn thế nữa, EU nên tìm cách cùng nhau thúc đẩy sản xuất xe điện ở châu Âu", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói.

Tăng trưởng doanh số bán ô tô mới tại châu Âu tiếp tục giảm vào tháng 11, với doanh số bán ô tô chạy hoàn toàn bằng điện giảm 9,5%, trong đó Đức và Pháp dẫn đầu mức giảm. Đức, quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp ô tô, đã nhiều lần kêu gọi EU linh hoạt trong các quy định về phát thải.

Các nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp ô tô của nước này, đã nêu ra nhu cầu thu hẹp khoảng cách giữa các mục tiêu CO2 đầy tham vọng và sự hỗ trợ, cũng như khuyến khích chính trị cần thiết. Hiện các hãng xe của Đức, trong đó có Volkswagen, sẽ phải chịu tác động lớn nhất của các quy định mới.

Chuyên gia Ben Arris, Tổng biên tập tạp chí kinh doanh châu Âu cho rằng: “Chi phí đối với 1 chiếc xe điện cao hơn so với 1 chiếc xe chạy bằng động cơ đốt truyền thống. Nhưng mục tiêu của châu Âu là giảm thiểu sử dụng carbon và nhiên liệu hóa thạch. Do đó đã có thời điểm EU đã từng có trợ cấp giá cho xe điện nhưng trợ cấp đó đã bị xóa bỏ. Chính vì thế, giá xe điện của EU khó có thể cạnh tranh. Điều này buộc các nhà sản xuất xe của châu Âu phải giảm chi phí, đi đôi với đó là giảm lợi nhuận. Điều họ đang cần là những quy định mang tính linh hoạt hơn thay vì sự bắt buộc như các điều khoản sắp có hiệu lực”

Theo nguồn tin từ 1 nhà sản xuất ô tô lớn ở châu Âu, doanh số bán hàng tại khu vực này vẫn thấp hơn khoảng 20% so với mức trước dịch Covid-19. Nguồn tin này cũng lưu ý rằng, việc tăng giá xe chạy xăng có thể dẫn đến việc cắt giảm sản xuất, ảnh hưởng đến chuỗi giá trị và các nhà cung cấp của họ.

Ngành công nghiệp ô tô ở Anh vừa đưa ra cảnh báo, những mục tiêu về xe điện của EU có thể khiến các nhà sản xuất ô tô mất 6 tỷ bảng Anh (7,6 tỷ USD) trong năm nay, bao gồm khoảng 4 tỷ bảng cho các chương trình giảm giá.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu
Lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu

VOV.VN - Volkswagen có kế hoạch đóng cửa ba nhà máy tại Đức, Audi dừng sản xuất tại Bỉ… những tín hiệu xấu gần đây đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu. Tuy nhiên, với  một số người, đây lại là một phần của quá trình chuyển đổi cần thiết với lĩnh vực chậm thay đổi tại lục địa già.

Lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu

Lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu

VOV.VN - Volkswagen có kế hoạch đóng cửa ba nhà máy tại Đức, Audi dừng sản xuất tại Bỉ… những tín hiệu xấu gần đây đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô châu Âu. Tuy nhiên, với  một số người, đây lại là một phần của quá trình chuyển đổi cần thiết với lĩnh vực chậm thay đổi tại lục địa già.

Doanh số bán ô tô mới tại châu Âu giảm kỷ lục
Doanh số bán ô tô mới tại châu Âu giảm kỷ lục

VOV.VN - Thị trường ô tô tại châu Âu đang cho thấy những dấu hiệu không mấy tích cực khi liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm về doanh số, đặc biệt là doanh số bán xe điện.

Doanh số bán ô tô mới tại châu Âu giảm kỷ lục

Doanh số bán ô tô mới tại châu Âu giảm kỷ lục

VOV.VN - Thị trường ô tô tại châu Âu đang cho thấy những dấu hiệu không mấy tích cực khi liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm về doanh số, đặc biệt là doanh số bán xe điện.

Châu Âu thông qua đạo luật bắt buộc trang bị phần mềm cảnh báo tốc độ trên ô tô
Châu Âu thông qua đạo luật bắt buộc trang bị phần mềm cảnh báo tốc độ trên ô tô

VOV.VN - Phần mềm cảnh báo khi tài xế ô tô lái xe vượt quá tốc độ giới hạn ISA sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn bắt buộc trên các mẫu xe mới được bán tại thị trường châu Âu.

Châu Âu thông qua đạo luật bắt buộc trang bị phần mềm cảnh báo tốc độ trên ô tô

Châu Âu thông qua đạo luật bắt buộc trang bị phần mềm cảnh báo tốc độ trên ô tô

VOV.VN - Phần mềm cảnh báo khi tài xế ô tô lái xe vượt quá tốc độ giới hạn ISA sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn bắt buộc trên các mẫu xe mới được bán tại thị trường châu Âu.