Xử lý xe độ, chế trước hết cần đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng

VOV.VN - Tình trạng độ, chế phương tiện, những chiêu trò né tránh công tác kiểm định xe cơ giới đã xuất hiện nhiều năm nay nhưng gần như không có biện pháp ngăn chặn. Chế tài xử lý dường như chỉ nằm trên “giấy”, khi các lực lượng thực thi công vụ đối mặt với nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, vì sự an toàn của người tham gia giao thông, khó mấy cũng phải làm và sẽ làm được nếu thực sự quyết tâm.

Độ, chế xe, thay đổi thiết kế của phương tiện là thực trạng ngày càng phổ biến với 2 nhóm chính: một là những người chơi xe, độ, chế theo sở thích; hai là những chủ xe, tài xế thay đổi kết cấu phương tiện cho mục đích kinh doanh, vận tải.

Với nhóm thứ hai, việc kiểm tra, xử lý của các lực lượng chức năng có phần dễ dàng hơn khi có phương tiện xác định vi phạm (như thước đo thành, thùng xe).

Còn nhóm thứ nhất thì khó khăn hơn do thiếu thiết bị (đo cường độ âm thanh, ánh sáng,…), và cán bộ cũng có thể thiếu nghiệp vụ để xác định chính xác thay đổi kết cấu bên trong phương tiện.

Những khó khăn này dẫn đến công tác xử lý không được thực hiện thường xuyên, có hiện tượng “nhờn luật”, chủ xe có thể vô tư thay đổi kết cấu phương tiện khi “cửa ải” duy nhất là các trạm đăng kiểm cũng rất dễ vượt qua, chỉ cần mượn, thuê phụ tùng chuẩn, lắp tạm thời để đi kiểm định là xong!

Nhưng chẳng lẽ “bó tay” trước các vi phạm?

Những năm trước, thời điểm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, hay cấm điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia được ban hành, từng có ý kiến cho rằng công tác xử lý sẽ “đầu voi, đuôi chuột” và mọi thứ “đâu lại vào đấy”.

Nhưng không!

Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, đặc biệt là CSGT, nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông đã thay đổi rõ rệt. Nói vậy để thấy tất cả vi phạm trong lĩnh vực giao thông đều có thể ngăn chặn, xử lý, hạn chế đến mức thấp nhất nếu các lực lượng chức năng thực sự quyết tâm thực hiện.

Do đó, để không còn sự phiền toái và nỗi lo mất an toàn vì xe độ, chế, trước hết cần sự quan tâm đúng mức của các lực lượng thực thi công vụ. Cần đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vi phạm để thay đổi cách nhìn nhận, chú trọng công tác xử lý xe độ, chế như những vi phạm giao thông khác.

Với hành vi thay đổi kết cấu, cơi nới thành, thùng xe, các lực lượng cần tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, xử lý nghiêm, thường xuyên như thời gian qua. Với hành vi độ, chế phương tiện cá nhân, một khi công tác kiểm tra, xử lý được coi trọng thì các lực lượng hoàn toàn có thể trang bị những thiết bị cần thiết, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ.

Hành lang pháp lý cũng cần hoàn thiện để tạo cơ sở cho các lực lượng làm nhiệm vụ. Có thể tăng nặng các chế tài, từ mức xử phạt hành chính đến yêu cầu tháo bỏ, tịch thu thiết bị vi phạm,… để tạo tính răn đe, đặc biệt với các trường hợp tái phạm nhiều lần.

Cơ chế phối hợp giữa lực lượng CSGT, thanh tra giao thông,… với cơ quan đăng kiểm cũng cần được xây dựng để khi cần có thể nhanh chóng xác định lỗi vi phạm, khiến chủ xe “tâm phục, khẩu phục”.

Bên cạnh việc xử lý trực tiếp, cần tiếp tục đẩy mạnh việc xử phạt “nguội”. Một là đầu tư công nghệ để theo kịp yêu cầu của công tác đảm bảo TTATGT.

Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm, áp dụng công nghệ của một số quốc gia, điển hình là nước Anh đã trang bị camera giao thông tích hợp việc đo âm lượng để xử phạt hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn. Hai là chú trọng xử lý qua hình ảnh, video người dân cung cấp và công khai các kênh tiếp nhận.

Song song với công tác xử phạt luôn là tuyên truyền. Các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các hội nhóm dành riêng cho người yêu xe cần tiếp tục truyền tải quy định của pháp luật, thông điệp về chơi xe có văn hóa, những nguy hiểm có thể xảy ra nếu độ, chế xe quá giới hạn, từ đó dần dần thay đổi nhận thức của chủ phương tiện.

Và cuối cùng, việc tạo dấu ấn cá nhân hoặc cải tạo xe đời cũ để lưu hành cho phù hợp là nhu cầu chính đáng, là đòi hỏi của thực tiễn giao thông.

Do vậy, trong tư duy xây dựng luật và nghị định, các nhà làm luật cần tách 2 nhóm hành vi: cải tạo và độ, chế. Các quy định cần hướng dẫn cụ thể, nếu không thì sẽ lại nảy sinh vướng mắc cho cả hai bên: chấp hành và xử phạt, vướng mắc trong cả công tác đăng kiểm như thời gian qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, không nhường đường cho xe ưu tiên
Xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, không nhường đường cho xe ưu tiên

VOV.VN - Tài xế T. điều khiển ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Quá trình xử lý vi phạm, CSGT còn phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn.

Xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, không nhường đường cho xe ưu tiên

Xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, không nhường đường cho xe ưu tiên

VOV.VN - Tài xế T. điều khiển ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Quá trình xử lý vi phạm, CSGT còn phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn.

Pháp: Tự ý “độ” xe đạp điện bị phạt tù 1 năm và 30.000 euro
Pháp: Tự ý “độ” xe đạp điện bị phạt tù 1 năm và 30.000 euro

VOV.VN - Xe đạp điện đã trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến trên khắp thế giới. Nhưng tại Pháp, bạn sẽ bị phạt rất nặng nếu tự sửa đổi mẫu xe của mình.

Pháp: Tự ý “độ” xe đạp điện bị phạt tù 1 năm và 30.000 euro

Pháp: Tự ý “độ” xe đạp điện bị phạt tù 1 năm và 30.000 euro

VOV.VN - Xe đạp điện đã trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến trên khắp thế giới. Nhưng tại Pháp, bạn sẽ bị phạt rất nặng nếu tự sửa đổi mẫu xe của mình.

Những đồ dùng không để trong xe ô tô những ngày nắng
Những đồ dùng không để trong xe ô tô những ngày nắng

VOV.VN - Những ngày nắng nóng, khi để xe ngoài trời nhiệt độ nhiều vị trí có thể tăng cao lên 70 độ C, tác động ngoại cảnh có thể biến những vật dụng vô hại trở thành tác nhận gây cháy, nổ.

Những đồ dùng không để trong xe ô tô những ngày nắng

Những đồ dùng không để trong xe ô tô những ngày nắng

VOV.VN - Những ngày nắng nóng, khi để xe ngoài trời nhiệt độ nhiều vị trí có thể tăng cao lên 70 độ C, tác động ngoại cảnh có thể biến những vật dụng vô hại trở thành tác nhận gây cháy, nổ.

Để lái xe an toàn trong mùa nắng nóng
Để lái xe an toàn trong mùa nắng nóng

VOV.VN - Tại Việt Nam, mùa hè rất khắc nghiệt với nhiệt độ ngoài trời lên cao. Để vận hành xe ô tô di chuyển an toàn trên đường, theo các chuyên gia, tài xế nên trang bị kiến thức cũng như chuẩn bị đầy đủ về mặt kỹ thuật cho phương tiện của mình trước khi vận hành.

Để lái xe an toàn trong mùa nắng nóng

Để lái xe an toàn trong mùa nắng nóng

VOV.VN - Tại Việt Nam, mùa hè rất khắc nghiệt với nhiệt độ ngoài trời lên cao. Để vận hành xe ô tô di chuyển an toàn trên đường, theo các chuyên gia, tài xế nên trang bị kiến thức cũng như chuẩn bị đầy đủ về mặt kỹ thuật cho phương tiện của mình trước khi vận hành.

Vụ ô tô đâm 17 xe máy: Bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào?
Vụ ô tô đâm 17 xe máy: Bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào?

VOV.VN - Theo ý kiến của chuyên gia, nếu bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe còn hiệu lực và lái xe không sử dụng chất kích thích hay có cồn thì bảo hiểm sẽ phải bồi thường.

Vụ ô tô đâm 17 xe máy: Bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào?

Vụ ô tô đâm 17 xe máy: Bảo hiểm có trách nhiệm như thế nào?

VOV.VN - Theo ý kiến của chuyên gia, nếu bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe còn hiệu lực và lái xe không sử dụng chất kích thích hay có cồn thì bảo hiểm sẽ phải bồi thường.