Doanh nghiệp công lập hay ngoài công lập thực hiện thỏa thuận quốc tế về lao động?

VOV.VN - Nhiều đại biểu băn khoăn về việc giao đơn vị sự nghiệp của UBND tỉnh thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận quốc tế sẽ tạo ra sự không công bằng trên thị trường lao động.

Chiều 23/10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Một số đại biểu băn khoăn và đề nghị cân nhắc hơn về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đoàn Đồng Tháp đề nghị cân nhắc kỹ về đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, tôi chọn phương án là không giao đơn vị sự nghiệp của UBND tỉnh thực hiện việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận quốc tế. Việc này sẽ phát sinh chi ngân sách và nhân lực Nhà nước, chưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết của Trung ương về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập những công việc nào doanh nghiệp ngoài Nhà nước đảm đương được thì nên giao.

“Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã làm tốt việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường đưa người lao động đi nước ngoài nếu có doanh nghiệp Nhà nước có khả năng sẽ không công bằng với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã được cấp phép hoạt động” - đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ đoàn Bạc Liêu về đối tượng áp dụng tại Điều 2 của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng rất quan trọng. Đây là định hướng hay là nguyên tắc xuyên suốt để xây dựng bộ luật. Sức lao động được coi là một loại hàng hóa, trên thế giới hiện nay đã hình thành thị trường lao động và đã có thị trường thì phải do cơ chế của thị trường điều tiết. Chúng ta xây dựng luật không chỉ nhằm mục đích cho thị trường lao động trong nước phát triển mà còn phải hội nhập được với quốc tế.

“Luật xây dựng phải tạo ra được một thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, trong đó có cả các đơn vị công lập và đơn vị ngoài công lập. Khi có những thỏa thuận, hiệp ước đưa lao động đi nước ngoài hay có những đơn đặt hàng ký giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước khác, những gói thỏa thuận này phải được được đưa ra đấu thầu công khai” - đại biểu Tạ Văn Hạ nói.

Chúng ta phải cân bằng giữa công lập và ngoài công lập như hai cánh cùng con chim như vậy mới tạo được công bằng bình đẳng. Nếu Luật xây dựng được theo mục tiêu, nguyên tắc này thì vấn đề công lập hay ngoài công lập không còn quan trọng để tranh luận nữa, đại biểu Tạ Văn Hạ phân tích thêm.

Đại biểu Lê Thị Nguyệt Đoàn Vĩnh Phúc dẫn chứng, để đưa được 500 lao động đi nước ngoài thì bộ máy thực hiện phải có 100 người, nếu giao cho cơ quan công lập lấy biên chế ở đâu và nhân lực ở đâu? Nguồn lực này từ ngân sách nhà nước và do Trung ương hay địa phương đảm nhận?

“Hiện nay có 495 doanh nghiệp ngoài công lập đang thực hiện việc đưa lao động ra nước ngoài và có 90% người lao động đi làm việc ở nước ngoài là từ các doanh nghiệp này” - đại biểu Lê Thị Nguyệt cho biết./.

Miễn nghĩa vụ quân sự cho người đi lao động nước ngoài là vấn đề xã hội lớn

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Đoàn Bến Tre băn khoăn, quy định miễn nghĩa vụ quân sự đối với người đi lao động ở nước ngoài sẽ dẫn đến những vấn đề xã hội rất lớn. Nếu để quy định này thì đề nghị Chính phủ phải hoãn lại chưa thông qua được luật này. Đây là một chính sách lớn thì lại phải hoãn lại để lần sau đề nghị Quốc hội cũng phải cân nhắc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm dừng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Trung Đông
Tạm dừng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Trung Đông

VOV.VN - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu tạm dừng đưa người lao động đến làm việc tại Trung Đông do căng thẳng leo thang.

Tạm dừng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Trung Đông

Tạm dừng đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Trung Đông

VOV.VN - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu tạm dừng đưa người lao động đến làm việc tại Trung Đông do căng thẳng leo thang.

Cơ hội rộng mở cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản
Cơ hội rộng mở cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản

VOV.VN -Thủ tướng Abe Shinzo đã cho phép việc gia tăng việc tiếp nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản kể từ tháng 4 sang năm.

Cơ hội rộng mở cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Cơ hội rộng mở cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản

VOV.VN -Thủ tướng Abe Shinzo đã cho phép việc gia tăng việc tiếp nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản kể từ tháng 4 sang năm.

Nhật Bản tìm kiếm người lao động là kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam
Nhật Bản tìm kiếm người lao động là kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam

VOV.VN -Theo dự báo, đến năm 2020, Nhật Bản cần khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin.

Nhật Bản tìm kiếm người lao động là kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam

Nhật Bản tìm kiếm người lao động là kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam

VOV.VN -Theo dự báo, đến năm 2020, Nhật Bản cần khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin.