Rolls-Royce: Sản xuất ô tô tê liệt vì Brexit
VOV.VN - Giám đốc điều hành của Rolls-Royce, Torsten Müller-Ötvös cho biết, nhà máy của hãng tại Goodwood có nguy cơ bị tê liệt vì Brexit.
Những nỗi lo của hãng xe tới từ nước Anh chỉ vừa trở nên lớn hơn khi Thủ tướng Theresa May chịu thất bại nặng nề trước quốc hội Anh ngày 15/1.
Quốc hội Anh thẳng thừng bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit để đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU) của Thủ tướng Theresa May với 432 phiếu chống và 202 phiếu thuận.
Hệ thống sản xuất của Rolls-Royce hoạt động theo hình thức đúng lúc, có nghĩa là các bộ phận sẽ không được giữ quá 24h và phương pháp sản xuất này có thể bị ảnh hưởng bởi Brexit, bất kể Anh có đạt được thỏa thuận với EU hay không.
Giám đốc điều hành của Rolls-Royce, Torsten Müller-Ötvös cho biết nhà máy của hãng tại Goodwood có nguy cơ bị tê liệt vì Brexit. |
Anh có thể rời Brexit không cần thỏa thuận vào ngày 29/3. Để chuẩn bị cho điều này, Rolls-Royce bắt đầu đào tạo các nhà cung cấp về thủ tục nhập khẩu mới; đầu tư vào các hệ thống CNTT mới; chuẩn bị nhập một số bộ phận từ nước ngoài nếu việc giao hàng bị đình trệ vì các vấn đề hải quan.
“Bạn có thể lên kế hoạch mọi thứ bạn muốn, nhưng bạn không thể lưu trữ các bộ phận hàng tuần, và nếu chuỗi hậu cần bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất”. Ông Müller-Ötvös cho biết: “Chỉ cần bỏ lỡ một thành phần là không thể hoàn thiện chiếc xe”.
Chỉ có 8% bộ phận của Rolls-Royce được sản xuất tại Anh. Hãng nhập khẩu khoảng 32,000 bộ phận từ hơn 600 nhà cung cấp trên khắp thế giới để tạo nên những chiếc xe sang trọng. Và để quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, Rolls-Royce thực hiện hơn 35 hành trình xe tải qua Eo biển Anh mỗi ngày.
Dù Rolls-Royce nhận thức được việc sản xuất có thể bị tổn tại bởi việc Anh rời khỏi EU, nhưng ông Müller-Ötvös cho biết hãng không có ý định chuyển việc sản xuất ra khỏi lãnh thổ nước Anh./.
Rolls-Royce Phantom thế hệ thứ 8 đặt chân đến Việt Nam