Nhận biết điện thoại bị chiếm quyền điều khiển và cách xử lý

VOV.VN - Nếu điện thoại nhanh hết pin, xuất hiện nhiều cuộc gọi, tin nhắn lạ, dữ liệu truy cập mạng wifi/3G/4G tăng đột biến, trình duyệt giật, lag… có khả năng điện thoại của người dùng đang bị chiếm quyền điều khiển.

Gần đây xảy ra một số trường hợp người dân bị lấy cắp tiền trong tài khoản khi dùng wifi công cộng và điện thoại để mua hàng. Càng gần Tết, người dân sẽ có nhu cầu mua bán nhiều hơn, giao dịch nhiều hơn, đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh nguy cơ bị tấn công, chiếm quyền điều khiển thiết bị thông qua truy cập mạng internet không dây (wifi), bản thân thiết bị thông minh của người dùng cũng có nguy cơ bị kẻ xấu xâm nhập và khai thác thông tin thông qua các ứng dụng đôi khi do chính người dùng cài đặt. Điều này có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro khôn lường.

Các chuyên gia về bảo mật, an ninh mạng dẫn ra một số dấu hiệu để nhận biết khi nào điện thoại của người dùng đang bị tấn công hay đã bị chiếm quyền điều khiển.

Pin điện thoại nhanh chóng giảm dù không sử dụng

Nếu tình trạng pin điện thoại đột nhiên xuống cấp nhanh hơn bình thường, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể bị cài đặt một số phần mềm gián điệp. Điện thoại di động bị theo dõi có thể ghi lại các cuộc trò chuyện và gửi dữ liệu cho bên thứ ba, do đó làm tăng mức sử dụng pin.

Tình trạng pin điện thoại thông minh của bạn có thể xuống cấp nhanh hơn vì nhiều lý do và tính năng theo dõi điện thoại chỉ là một trong số đó.

Điện thoại hiển thị hoạt động khi không sử dụng

Trong trường hợp điện thoại sáng lên ngẫu nhiên hoặc phát ra âm thanh ngay cả khi không sử dụng, đó là dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể đã cài đặt một số phần mềm gián điệp. Hãy đảm bảo màn hình điện thoại tắt hoặc tối khi ở chế độ chờ.

Xuất hiện cuộc gọi và tin nhắn đến số lạ

Kiểm tra danh sách các cuộc gọi hoặc tin nhắn tới số lạ. Người dùng nên cảnh giác vì đây có thể là các đầu số nước ngoài để ăn cắp cước viễn thông, kèm phần mềm độc hại đang buộc điện thoại của bạn liên hệ. Theo đó, số tiền cước sẽ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Trong trường hợp này, người dùng nên kiểm tra tiền điện thoại xem có bị trừ tiền bất thường không.

Dữ liệu wifi/3G/4G tiêu hao bất thường

Mức sử dụng dữ liệu hàng tháng đột nhiên tăng không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể có phần mềm gián điệp. Thông tin được gửi cho bên thứ ba sẽ tiêu tốn thêm dữ liệu, vì vậy, nên theo dõi mức sử dụng hàng tháng của mình. Tuy nhiên, cũng cần phải kiểm tra dữ liệu wifi xem liệu có phải dữ liệu di động hoặc băng thông rộng bị rò rỉ thông tin.

Hoạt động bất thường trên tài khoản được liên kết với điện thoại

Nếu kẻ xấu có quyền truy cập vào điện thoại của người dùng, chúng cũng có quyền truy cập vào các tài khoản trên điện thoại như mạng xã hội, email, ngân hàng... Người dùng có thể nhận biết dựa vào hoạt động trên tài khoản, chẳng hạn như đặt lại mật khẩu, gửi email, đánh dấu email chưa đọc...

Trong trường hợp này, người dùng có thể gặp rủi ro vì hành vi gian lận danh tính, kẻ xấu có thể mở tài khoản hoặc hạn mức tín dụng mới dưới danh nghĩa là thông tin cá nhân được đánh cắp…

Điện thoại bị giật lag

Việc điện thoại thông minh bị xâm nhập bởi phần mềm độc hại cũng khiến thiết bị hoạt động không được trơn tru, bởi các phần mềm đó sử dụng hết tài nguyên điện thoại để quét thiết bị và truyền thông tin trở lại máy chủ của tin tặc.

Nếu điện thoại đột nhiên bị lag không rõ lý do, hãy kiểm tra lại và có thể xóa bớt các ứng dụng không cần thiết.

Nhiệt độ điện thoại tăng dù không sử dụng

Mặc dù điều này có vẻ hơi mơ hồ nhưng một dấu hiệu cho thấy ai đó đang theo dõi bạn là pin điện thoại của bạn nóng lên ngay cả khi không sử dụng thiết bị. Điều này là do phần mềm gián điệp hoặc các ứng dụng ẩn đang chạy.

Tự động khởi động lại/tắt máy mất nhiều thời gian

Thiết bị tự khởi động lại cũng có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang truy cập từ xa vào thiết bị của bạn. Tương tự, những chiếc điện thoại tắt nguồn lâu bất thường cũng có thể bị cài đặt phần mềm gián điệp. Điều này là do điện thoại thường hoàn tất các quy trình trước khi tắt và nếu đang gửi dữ liệu của bạn đến một thiết bị khác, nó sẽ hoàn tất quy trình đó trước khi tắt.

Chất lượng ảnh chụp màn hình

Nếu điện thoại chụp ảnh màn hình bị mờ hoặc chất lượng kém, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy có một số phần mềm độc hại đang hoạt động trên điện thoại.

Xử lý như thế nào khi điện thoại bị chiếm quyền điều khiển?

Theo chuyên gia an ninh mạng Lê Quang Minh, nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện ra điện thoại bị tấn công, khôi phục cài đặt gốc trên điện thoại là cách nhanh chóng nhất để đảm bảo an toàn thiết bị và tài khoản của người dùng.

Đối với thiết bị Android, chuyên gia Lê Quang Minh khuyến nghị có thể sử dụng ứng dụng quét phần mềm độc hại, cung cấp trình chặn cuộc gọi, tường lửa, VPN, cài đặt tính năng yêu cầu mã PIN mỗi khi sử dụng một số ứng dụng nhất định để ngăn phần mềm độc hại mở các ứng dụng nhạy cảm như ngân hàng trực tuyến.

Đối với iPhone, người dùng không nên sử dụng jailbreak (thay đổi cấu hình hệ thống) vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị tấn công.

“Mặc dù phần mềm gián điệp phức tạp sẽ không bao giờ xuất hiện rõ ràng. Hãy tạo thói quen kiểm tra các ứng dụng đã tải xuống trên điện thoại, đồng thời xóa mọi thứ có vẻ đáng ngờ hoặc không nhớ mình đã tải xuống”, chuyên gia Lê Quang Minh khuyến nghị.

Cách phòng ngừa điện thoại bị chiếm quyền điều khiển

Theo chuyên gia bảo mật, an ninh mạng Lê Quang Minh, trong thời đại mà thông tin cá nhân được lưu trữ trên điện thoại di động, tội phạm mạng luôn tìm khai thác, tấn công.

“Khi điện thoại thông minh trở thành điểm truy cập internet chính, tội phạm mạng phát triển các công cụ hack ngày càng tiên tiến được thiết kế riêng cho các thiết bị này. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là người dùng phải chủ động bảo mật điện thoại di động của mình”, ông Minh cho hay.

Chuyên gia cũng đưa ra một số khuyến cáo giúp người dùng phòng ngừa việc thiết bị có thể bị tấn công chiếm quyền điều khiển.

- Đảm bảo bạn tắt điểm phát sóng khi ở nơi công cộng. Đây là điều bạn thường có thể quên, song nên tắt điểm phát sóng trên điện thoại Android hoặc iPhone khi không cần thiết.

- Tránh kết nối với wifi công cộng không tin cậy, nhất là khi sử dụng các ứng dụng liên quan đến tài chính, nhất là ngân hàng trực tuyến. Đây là một trong những cách lớn nhất mà bạn có thể bảo vệ mình khỏi bị tấn công. Mạng wifi công cộng được xem như một “sân chơi hấp dẫn” đối với các tin tặc.

- Tin tặc cũng có thể sử dụng bluetooth của điện thoại để tấn công, vì vậy, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo tốt nhất nên tắt bluetooth điện thoại khi không sử dụng.

- Đảm bảo điện thoại của bạn có khóa số hoặc sinh trắc học. Tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại mà không có bất kỳ loại khóa nào là cách dễ dàng để tin tặc tấn công điện thoại.

- Đừng để điện thoại của bạn không được giám sát. Đảm bảo điện thoại luôn ở bên mình khi bạn ở không gian công cộng để ngăn chặn tin tặc truy cập vào điện thoại của bạn.

- Không mở các liên kết đáng ngờ trong email hoặc tin nhắn vì chúng có thể là các liên kết lừa đảo được thiết kế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân của bạn hoặc xâm nhập vào điện thoại của bạn.

- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, bởi với những cập nhật mới nhà sản xuất đã khắc phục lỗi hay lỗ hổng trong hệ điều hành, tránh việc tội phạm mạng có thể lợi dụng để tấn công thiết bị.

- Trước khi tải bất cứ ứng dụng nào xuống điện thoại, hãy truy cập các trang web đánh giá và cửa hàng ứng dụng để đánh giá phản hồi của người dùng. Các chương trình độc hại có thể có một vài đánh giá tích cực giả mạo nhưng các ứng dụng hợp pháp sẽ có hàng nghìn đánh giá chân thực.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ đoạn lấy cắp tiền khi dùng wifi công cộng mua hàng tinh vi ra sao?
Thủ đoạn lấy cắp tiền khi dùng wifi công cộng mua hàng tinh vi ra sao?

VOV.VN - Nhiều trường hợp người dân bị lộ, lọt thông tin cá nhân khi dùng thiết bị truy cập wifi công cộng, thậm chí bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Thủ đoạn lấy cắp tiền trong tài khoản khi dùng wifi công cộng thực chất thế nào?

Thủ đoạn lấy cắp tiền khi dùng wifi công cộng mua hàng tinh vi ra sao?

Thủ đoạn lấy cắp tiền khi dùng wifi công cộng mua hàng tinh vi ra sao?

VOV.VN - Nhiều trường hợp người dân bị lộ, lọt thông tin cá nhân khi dùng thiết bị truy cập wifi công cộng, thậm chí bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Thủ đoạn lấy cắp tiền trong tài khoản khi dùng wifi công cộng thực chất thế nào?

Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển “thần tốc” khiến lừa đảo trên mạng càng tinh vi
Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển “thần tốc” khiến lừa đảo trên mạng càng tinh vi

VOV.VN - Làm sao để sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ tiến bộ của loài người, hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ này đang là một trong những thách thức lớn nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam?

Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển “thần tốc” khiến lừa đảo trên mạng càng tinh vi

Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển “thần tốc” khiến lừa đảo trên mạng càng tinh vi

VOV.VN - Làm sao để sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ tiến bộ của loài người, hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ này đang là một trong những thách thức lớn nhất của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam?

Nhận diện những chiêu trò lừa đảo nhận quà trúng thưởng
Nhận diện những chiêu trò lừa đảo nhận quà trúng thưởng

VOV.VN - Chiêu trò lừa đảo qua mạng nhận quà trúng thưởng mặc dù không mới nhưng vẫn các đối tượng lừa đảo dựng lại với kịch bản tinh vi hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết các hình thức lừa đảo nhận quà trúng thưởng mà phòng tránh. Quà ảo, mất tiền thật. Bị lừa rồi thì lấy lại tiền bằng cách nào...?

Nhận diện những chiêu trò lừa đảo nhận quà trúng thưởng

Nhận diện những chiêu trò lừa đảo nhận quà trúng thưởng

VOV.VN - Chiêu trò lừa đảo qua mạng nhận quà trúng thưởng mặc dù không mới nhưng vẫn các đối tượng lừa đảo dựng lại với kịch bản tinh vi hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết các hình thức lừa đảo nhận quà trúng thưởng mà phòng tránh. Quà ảo, mất tiền thật. Bị lừa rồi thì lấy lại tiền bằng cách nào...?

Nhiều chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp sát Tết lại biến tướng
Nhiều chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp sát Tết lại biến tướng

VOV.VN - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục cảnh báo người dân nhiều chiêu lừa đảo trực tuyến được các nhóm đối tượng sử dụng để chiếm đoạt thông tin, tài sản.

Nhiều chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp sát Tết lại biến tướng

Nhiều chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp sát Tết lại biến tướng

VOV.VN - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục cảnh báo người dân nhiều chiêu lừa đảo trực tuyến được các nhóm đối tượng sử dụng để chiếm đoạt thông tin, tài sản.

ChatGPT, DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo năm 2024
ChatGPT, DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo năm 2024

VOV.VN - Trí tuệ nhân tạo tạo sinh như ChatGPT và DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo trực tuyến nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân trong năm 2024.

ChatGPT, DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo năm 2024

ChatGPT, DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo năm 2024

VOV.VN - Trí tuệ nhân tạo tạo sinh như ChatGPT và DeepFake sẽ được sử dụng để tự soạn các kịch bản lừa đảo trực tuyến nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân trong năm 2024.

Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến ở Việt Nam
Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến ở Việt Nam

VOV.VN - Lợi dụng kinh tế khó khăn, đánh vào tâm lý cần tiền gấp, lòng tham… của người dân, các đối tượng lừa đảo có nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến. Số vụ lừa đảo ngày càng gia tăng gần thời điểm cuối năm.

Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến ở Việt Nam

Cảnh báo những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến ở Việt Nam

VOV.VN - Lợi dụng kinh tế khó khăn, đánh vào tâm lý cần tiền gấp, lòng tham… của người dân, các đối tượng lừa đảo có nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến. Số vụ lừa đảo ngày càng gia tăng gần thời điểm cuối năm.