Coi chừng sập bẫy lừa khi dùng điện thoại thông minh

Kẻ xấu đã tận dụng tối đa tính năng miễn phí của các ứng dụng để gửi tin nhắn rác hoặc nội dung lừa đảo nhằm "đánh bẫy" người dùng còn bỡ ngỡ.

Vẫn là trò câu nhử bằng cách thông báo trúng thưởng với tài sản có giá trị lớn như xe máy, điện thoại Iphone 6, máy tính…, mỗi ngày có hàng chục nạn nhân sử dụng phần mềm nhắn tin Zalo trên di động bị sập bẫy với số tiền hàng triệu đồng. Đa số người bị lừa đều là những người lần đầu sử dụng dịch vụ.

Anh Nguyễn Xuân T trú tại khu bán đảo Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mới mua một chiếc điện thoại thông minh loại mới. Nghe lời khuyên, anh đăng ký dịch vụ Internet 3G và tải về phần mềm Zalo để chat, nhắn tin, gọi điện cho bạn bè miễn phí.

Tin nhắn lừa đảo trên Zalo lại liên tục bung ra 

Mới dùng được 3 ngày, anh như mở cờ trong bụng khi nhận được tin nhắn từ một tài khoản mang tên Quản trị Zalo thông báo anh là khách hàng may mắn được Zalo lựa chọn ngẫu nhiên để trúng giải Nhất trong sự kiện “Tuần lễ vàng - tri ân Zalo” của quý I-2015.

Theo đó, số quà anh T sẽ nhận được bao gồm 1 xe máy Liberty của hãng Piagio cùng một phiếu quà tặng tiền mặt trị giá 50 triệu đồng. Tin nhắn này cũng cho biết, anh cần liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng theo số 0969268945 hoặc truy cập vào website www.zalovng2015.com để cập nhật thông tin cá nhân và làm thủ tục nhận giải thưởng.

Sau khi liên lạc với số điện thoại nói trên, anh T được một người xưng tên là Nguyễn Minh Thanh xác nhận là nhân viên chăm sóc khách hàng của Công ty cổ phần kỹ thuật số tương tác (Inter Media) - đơn vị phát triển phần mềm Zalo. Nhân viên này cho biết, đây là chương trình nhằm quảng bá thương hiệu Piagio đến khách hàng Việt Nam và hướng dẫn anh truy cập vào trang web để khai các thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản… để nhận thưởng.

Ngay sau khi khai báo hoàn tất,  nhân viên này cho biết, anh cần nộp khoản tiền là 1,7 triệu đồng để hoàn tất 3 bộ hồ sơ nhận giải. Khi anh T thắc mắc, nhân viên chăm sóc khách hàng giải thích, đây là thủ tục bắt buộc, 1 bộ hồ sơ sẽ được gửi lên Bộ Thông tin Truyền thông, 1 bộ sang đơn vị tài trợ và 1 bộ lưu tại công ty.

Khi anh T cho biết mình không có tài khoản ngân hàng để chuyển tiền thì nhân viên này hướng dẫn anh mua thẻ cào điện thoại và gửi mã số thẻ thay vì nộp tiền. Thấy lạ, anh T mang việc này ra hỏi bạn bè thì mới biết đây là trò lừa đảo đang phổ biến trên mạng.

Tương tự, anh Hoàng Đức C trú tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) gọi tới đường dây nóng của Báo An ninh Thủ đô để nhờ xác minh về tin nhắn thông báo trúng thưởng của Zalo và số điện thoại 0976207217 của nhân viên Nguyễn Minh Thắng – người tự xưng là phụ trách trang web www.zalotrangchuviet.com.

Anh C cũng nhận được tin nhắn thông báo trúng thưởng 1 xe Liberty kèm theo 1 phiếu quà tặng trị giá 100 triệu đồng và 1 phiếu đổ xăng miễn phí cả năm. Sau khi khai báo thông tin cá nhân lên trang web theo yêu cầu, anh C cũng được đề nghị đi mua thẻ cào với tổng số 1,85 triệu đồng để “làm thủ tục” nhận giải.

Khi thấy anh C ngần ngừ, Thắng thúc giục: “Việc khai báo và nộp lệ phí chỉ có hiệu lực tối đa là 90 phút. Nếu quá thời gian trên, hệ thống sẽ tự động xóa tên anh trên mạng. Vì thế, cần phải đi mua thẻ và gửi mã số càng sớm càng tốt để không mất cơ hội”.

Chiêu cũ vẫn lừa được người dùng

Những ngày qua, đường dây nóng của Báo An ninh Thủ đô liên tục nhận được những cuộc gọi nhờ tư vấn của bạn đọc khi gặp tình huống “số đỏ” như trên. Gần đây nhất, chị Phạm Bích L gọi tới cho biết, chị nhận được thông báo trúng thưởng trên Zalo và liên lạc với số điện thoại 0964500661 của nhân viên Lê Hồng Minh từ Tập đoàn Zaloapp Đà Nẵng. Thủ đoạn vẫn là truy cập trang web www:quatangzalovng.com khai báo thông tin cá nhân và gửi mã thẻ cào điện thoại để nhận giải. Thực tế đây là trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền của những kẻ bịp bợm.

Zalo, Viber, Tango, Skype, Facebook hay Twitter… chỉ là ứng dụng OTT (Over The Top) được cung cấp bởi bên thứ ba và các nhà cung cấp dịch vụ mạng không thể can thiệp vào. Có thể nói, hiện nay, tại Việt Nam, có bao nhiêu người dùng smartphone là có từng ấy người sử dụng OTT, thậm chí có người dùng với 4-5 ứng dụng OTT khác nhau. Do đó, kẻ xấu đã tận dụng tối đa tính năng miễn phí của các ứng dụng này để gửi tin nhắn rác hoặc các nội dung lừa đảo nhằm “đánh bẫy” những người dùng mới và còn bỡ ngỡ.

Xác suất gửi thành công các tin nhắn rác hoặc lừa đảo không hề thua kém SMS. Do đó, người dùng cần hết sức cảnh giác khi nhận được những thông báo trúng thưởng kiểu “trên trời rơi xuống” như trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh giác chiêu lừa nhặt được iPhone 4 bán giá rẻ
Cảnh giác chiêu lừa nhặt được iPhone 4 bán giá rẻ

VOV.VN -Giả vờ nhặt được iPhone 4 nhưng không biết sử dụng mang đi bán.

Cảnh giác chiêu lừa nhặt được iPhone 4 bán giá rẻ

Cảnh giác chiêu lừa nhặt được iPhone 4 bán giá rẻ

VOV.VN -Giả vờ nhặt được iPhone 4 nhưng không biết sử dụng mang đi bán.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng
Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng

VOV.VN -Vietcombank vừa cảnh báo tới khách hàng một hình thức lừa đảo qua tài khoản ngân hàng.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng

Cảnh giác với chiêu lừa đảo mới qua tài khoản ngân hàng

VOV.VN -Vietcombank vừa cảnh báo tới khách hàng một hình thức lừa đảo qua tài khoản ngân hàng.

Cảnh báo chiêu lừa hô biến 20.000 đồng thành 500.000 đồng
Cảnh báo chiêu lừa hô biến 20.000 đồng thành 500.000 đồng

Đó là chiêu dùng hai tờ tiền 20.000 đồng và 500.000 đồng cắt đôi rồi ghép nửa tờ này vào nửa tờ kia và ngược lại để lừa người khác.

Cảnh báo chiêu lừa hô biến 20.000 đồng thành 500.000 đồng

Cảnh báo chiêu lừa hô biến 20.000 đồng thành 500.000 đồng

Đó là chiêu dùng hai tờ tiền 20.000 đồng và 500.000 đồng cắt đôi rồi ghép nửa tờ này vào nửa tờ kia và ngược lại để lừa người khác.

Chiêu lừa mới của hacker qua điện thoại
Chiêu lừa mới của hacker qua điện thoại

(VOV) -Một vài tuần nay, chiêu lừa gọi lỡ từ số máy lạ có đầu số +881, +882 đã xuất hiện ở Việt Nam.

Chiêu lừa mới của hacker qua điện thoại

Chiêu lừa mới của hacker qua điện thoại

(VOV) -Một vài tuần nay, chiêu lừa gọi lỡ từ số máy lạ có đầu số +881, +882 đã xuất hiện ở Việt Nam.

Chiêu lừa của các trung tâm gia sư “dỏm” ở TP HCM
Chiêu lừa của các trung tâm gia sư “dỏm” ở TP HCM

VOV.VN -Rất nhiều chiêu trò được các trung tâm gia sư "dỏm" đưa ra để “giăng lưới” phụ huynh và gia sư có nhu cầu làm việc.

Chiêu lừa của các trung tâm gia sư “dỏm” ở TP HCM

Chiêu lừa của các trung tâm gia sư “dỏm” ở TP HCM

VOV.VN -Rất nhiều chiêu trò được các trung tâm gia sư "dỏm" đưa ra để “giăng lưới” phụ huynh và gia sư có nhu cầu làm việc.

Cảnh giác với chiêu lừa "tiếp thị tại nhà"
Cảnh giác với chiêu lừa "tiếp thị tại nhà"

Chiêu bài mua thuốc diệt muỗi với giá 50.000 đồng, bán lại 60.000 đồng còn được hưởng thêm 10% hoa hồng giá trị hàng, đã khiến nhiều người mắc bẫy

Cảnh giác với chiêu lừa "tiếp thị tại nhà"

Cảnh giác với chiêu lừa "tiếp thị tại nhà"

Chiêu bài mua thuốc diệt muỗi với giá 50.000 đồng, bán lại 60.000 đồng còn được hưởng thêm 10% hoa hồng giá trị hàng, đã khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa chiếm đoạt 60 tỷ đồng
Chiêu lừa chiếm đoạt 60 tỷ đồng

Biết nhiều người dân không thế chấp được “sổ đỏ” để vay tiền ngân hàng, Chất hứa sẽ vay cho họ với điều kiện phải trả 1-5% tổng số tiền vay làm phí dịch vụ, phải ủy quyền sử dụng "sổ đỏ" để thế chấp.

Chiêu lừa chiếm đoạt 60 tỷ đồng

Chiêu lừa chiếm đoạt 60 tỷ đồng

Biết nhiều người dân không thế chấp được “sổ đỏ” để vay tiền ngân hàng, Chất hứa sẽ vay cho họ với điều kiện phải trả 1-5% tổng số tiền vay làm phí dịch vụ, phải ủy quyền sử dụng "sổ đỏ" để thế chấp.

Cô gái trẻ với chiêu lừa bán iPhone "rởm"
Cô gái trẻ với chiêu lừa bán iPhone "rởm"

(VOV) -Cô gái mua chiếc Iphone “rởm” rồi giả đi bán vé số để bán chiếc điện thoại với giá điện thoại “xịn”.

Cô gái trẻ với chiêu lừa bán iPhone "rởm"

Cô gái trẻ với chiêu lừa bán iPhone "rởm"

(VOV) -Cô gái mua chiếc Iphone “rởm” rồi giả đi bán vé số để bán chiếc điện thoại với giá điện thoại “xịn”.

Ba học sinh lớp 9 lừa đảo trúng thưởng qua tài khoản Zalo
Ba học sinh lớp 9 lừa đảo trúng thưởng qua tài khoản Zalo

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 3 học sinh lớp 9 để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn nhắn tin trúng thưởng qua Zalo.

Ba học sinh lớp 9 lừa đảo trúng thưởng qua tài khoản Zalo

Ba học sinh lớp 9 lừa đảo trúng thưởng qua tài khoản Zalo

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 3 học sinh lớp 9 để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn nhắn tin trúng thưởng qua Zalo.