Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nào?

VOV.VN - Theo luật sư Hùng, tùy từng trường hợp cụ thể mà người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh là khác nhau và được thực hiện theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi bổ sung năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có công văn gửi bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp chỉ đạo trong công tác xử lý thu hồi nợ thuế. Trong công văn có đoạn ghi: "Công khai thông tin người nộp thuế chây ỳ nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật; Đẩy mạnh thực hiện việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân; cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt là các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký".

Trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là "Công dân Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh trong những trường hợp nào? Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tạm hoãn xuất cảnh theo trình tự, thủ tục như thế nào?".

Trả lời câu hỏi này, Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội phân tích: Tại Điều 23 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Do đó, xuất cảnh (là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam) là một trong những nội dung của quyền tự do đi lại của công dân. Tuy nhiên, công dân chỉ được thực hiện quyền này khi đáp ứng các điều kiện và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Tại Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, được sửa đổi, bổ sung năm 2023 quy định: Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng

b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực

c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Đối với những người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì ngoài các điều kiện quy định nêu trên còn phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Công dân không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì sẽ không được phép xuất cảnh.

Theo luật sư Hùng, pháp luật hiện hành chưa có quy định về các trường hợp bị cấm xuất cảnh mà chỉ quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Theo đó, “Tạm dừng xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam” (Khoản 7 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, sửa đổi, bổ sung năm năm 2023). Theo quy định tại Điều 36 Luật này, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

Cụ thể, bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Do vậy, theo luật sư Hùng, tùy từng trường hợp cụ thể mà người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh là khác nhau và được thực hiện theo quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi bổ sung năm 2023 và các quy định khác có liên quan. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi bổ sung năm 2023 thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh. Ngoài ra, việc tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh còn được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác (về tố tụng hình sự, quản lý thuế hoặc thi hành án dân sự.v.v..).

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạm cấm xuất cảnh 17 chủ doanh nghiệp ở Đắk Lắk
Tạm cấm xuất cảnh 17 chủ doanh nghiệp ở Đắk Lắk

VOV.VN - Do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, 17 chủ doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk bị Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk ra thông báo và gửi tới Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an đề nghị tạm cấm xuất cảnh.

Tạm cấm xuất cảnh 17 chủ doanh nghiệp ở Đắk Lắk

Tạm cấm xuất cảnh 17 chủ doanh nghiệp ở Đắk Lắk

VOV.VN - Do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, 17 chủ doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk bị Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk ra thông báo và gửi tới Cục Quản lý Xuất nhập cảnh – Bộ Công an đề nghị tạm cấm xuất cảnh.

Bác bỏ thông tin xử phạt người nước ngoài xuất cảnh không khai báo tạm vắng
Bác bỏ thông tin xử phạt người nước ngoài xuất cảnh không khai báo tạm vắng

VOV.VN - Bộ Công an đã bác bỏ thông tin đang được lan truyền trên mạng về việc xử phạt người nước ngoài xuất cảnh khỏi Việt Nam không làm thủ tục khai báo tạm vắng.

Bác bỏ thông tin xử phạt người nước ngoài xuất cảnh không khai báo tạm vắng

Bác bỏ thông tin xử phạt người nước ngoài xuất cảnh không khai báo tạm vắng

VOV.VN - Bộ Công an đã bác bỏ thông tin đang được lan truyền trên mạng về việc xử phạt người nước ngoài xuất cảnh khỏi Việt Nam không làm thủ tục khai báo tạm vắng.

Quảng Bình: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 chủ doanh nghiệp
Quảng Bình: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 chủ doanh nghiệp

VOV.VN - Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 trường hợp đang bị cưỡng chế thuế.

Quảng Bình: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 chủ doanh nghiệp

Quảng Bình: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 chủ doanh nghiệp

VOV.VN - Cục Thuế tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 trường hợp đang bị cưỡng chế thuế.