Đất đang thế chấp có chuyển nhượng được không?

VOV.VN - Không ít trường hợp người có đất đang được thế chấp muốn sang tên Sổ đỏ cho người khác. Vậy, đất đang thế chấp có được chuyển nhượng không?

"Mẹ tôi có cho một người là bạn hàng mua bán làm ăn vay một khoản tiền có giấy vay nợ, nhưng hiện tại người đó không có khả năng chi trả, nên dự định sẽ dùng một mảnh đất (đã có sổ hồng) do người đó làm chủ sở hữu để thanh toán khoản nợ đã vay. Tôi lo ngại mảnh đất đó có khả năng đã bị thế chấp ngân hàng. 

Vậy mẹ tôi nên làm gì để đảm bảo quyền lợi và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó khi thực hiện giao dịch?"- Đây là tình huống luật được gửi đến Công ty TNHH Minh Gia. 

Với những thông tin bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau: Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

Theo đó, khoản 4 và khoản 5 Điều 321 BLDS 2015 quy định về quyền của bên thế chấp như sau: Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Theo Công ty TNHH Luật Minh Gia, trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận;

Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.”

Như vậy, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì không được bán, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.

Do đó, để mua được mảnh đất của bạn mẹ bạn (bên chủ sở hữu mảnh đất chuyển nhượng đất để thanh toán nợ cho mẹ bạn) đang được thế chấp tại ngân hàng thì bạn yêu cầu bên thế chấp tới làm việc trực tiếp với Ngân hàng. Nếu được họ chấp thuận thì bên thế chấp được phép chuyển nhượng tài sản.

Trong trường hợp này, để thực hiện việc mua bán đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi, có 2 cách thực hiện  như sau:

Thứ nhất, bên thế chấp thay thế một tài sản bảo đảm khác để thay thế cho mảnh đất đang thế chấp.

Theo đó, chủ sở hữu mảnh đất tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm là một tài sản bảo đảm khác và giải chấp mảnh đất đó.

Đồng thời, để tránh rủi ro gia đình bạn và chủ sở hữu mảnh đất ký hợp đồng đặt cọc mua bán theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Việc ký hợp đồng đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên chủ sở hữu mảnh đất sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng mảnh đất cho bạn.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi giải chấp tài sản, chủ sở hữu mảnh đất và mẹ bạn sẽ tiến hành giao kết hợp đồng ở văn phòng công chứng.

Thứ hai, ký cam kết đặt cọc giữa ba bên: bên chủ sở hữu mảnh đất – bên ngân hàng – bên gia đình bạn liên quan đến việc thanh toán tiền mua mảnh đất.

Theo đó, gia đình bạn sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua mảnh đất vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp.

Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay, sau đó tiến hành giải chấp mảnh đất và đưa sổ cùng số tiền thừa cho bên mua.

Sau đó, bạn làm thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất tại Chi cục thuế cấp huyện.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó khi thực hiện giao dịch, gia đình bạn có thể cân nhắc và lựa chọn một trong hai cách giải quyết trên.

 

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đất giao trái thẩm quyền có làm được sổ đỏ?
Đất giao trái thẩm quyền có làm được sổ đỏ?

VOV.VN - Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/ 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đất giao trái thẩm quyền có làm được sổ đỏ?

Đất giao trái thẩm quyền có làm được sổ đỏ?

VOV.VN - Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/ 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8 điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai
8 điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

VOV.VN - Tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng, việc hiểu rõ về tranh chấp đất đai giúp người dân nắm được các thủ tục khi giải quyết tranh chấp cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất.

8 điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

8 điều cần biết trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai

VOV.VN - Tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng, việc hiểu rõ về tranh chấp đất đai giúp người dân nắm được các thủ tục khi giải quyết tranh chấp cũng như thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất.

Khi hàng xóm không ký giáp ranh đất để làm sổ đỏ: Giải quyết bằng cách nào?
Khi hàng xóm không ký giáp ranh đất để làm sổ đỏ: Giải quyết bằng cách nào?

VOV.VN - Hàng xóm không ký giáp ranh và đất đang không có tranh chấp thì người sử dụng đất vẫn được xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.

Khi hàng xóm không ký giáp ranh đất để làm sổ đỏ: Giải quyết bằng cách nào?

Khi hàng xóm không ký giáp ranh đất để làm sổ đỏ: Giải quyết bằng cách nào?

VOV.VN - Hàng xóm không ký giáp ranh và đất đang không có tranh chấp thì người sử dụng đất vẫn được xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định.