Đổi tiền ngoại tệ để "ăn" hoa hồng, người phụ nữ bị lừa hơn 1,1 tỷ đồng

VOV.VN - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh đang kiểm tra, xác minh tố giác về tội phạm của chị N.T.T. (SN 1985, trú tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) về việc bị lừa mất hơn 1,1 tỷ đồng sau khi đổi ngoại tệ.

Theo nội dung trình báo, ngày 02/10/2022, anh N.V.Q. (làm nghề lái xe) tại khu vực Hạ Long nói với chị T. là có quen biết một người Trung Quốc (chưa rõ nhân thân) qua mạng xã hội và bảo chị T. có muốn đổi tiền Trung Quốc sang tiền Việt Nam để hưởng hoa hồng không. Chị T. đồng ý và xin anh Q. số tài khoản Wechat của đối tượng người Trung Quốc trên để liên hệ. Sau đó, chị T. đã liên hệ rủ thêm bạn đổi tiền Trung Quốc là chị D.

Để thực hiện đổi tiền, chị D. cung cấp cho chị T. các số tài khoản Trung Quốc để chị T. nhắn cho đối tượng người Trung Quốc. Sau đó, đối tượng người Trung Quốc chuyển hình ảnh bill thanh toán thể hiện đã chuyển tiền thành công tới tài khoản mà chị D. cung cấp để làm tin. Chị T. chuyển hình ảnh này cho chị D. để chị D. chuyển tiền Việt Nam cho mình. Sau đó, T. sẽ chuyển tiền tới tài khoản do đối tượng Trung Quốc cung cấp.

Ngày 03/10/2022, đối tượng người Trung Quốc đã gửi 7 hình ảnh bill chuyển tiền Nhân dân tệ (NDT) vào số tài khoản Trung Quốc do chị D. cung cấp với tổng số tiền khoảng 365 nghìn NDT. Sau khi chị T. chuyển hình ảnh bill cho chị D., chị D. đã chuyển khoản cho chị T. tổng số tiền tương ứng (hơn 1,1 tỷ đồng Việt Nam). 

Nhận tiền từ chị D., chị T. đã chuyển phần lớn số tiền này cho đối tượng người Trung Quốc qua tài khoản ngân hàng và giữ lại 9 triệu đồng tiền hưởng lợi từ việc chênh lệch đổi tiền do đã thoả thuận với đối tượng Trung Quốc.

Sau khi kiểm tra không thấy nhận được tiền như bill đối tượng Trung Quốc đã gửi, chị D. nghi ngờ bị lừa đảo và thông báo cho chị T. biết. Chị T. đã nhắn tin cho đối tượng người Trung Quốc trên thì đối tượng này nhắn cho chị T. và cam kết việc đã chuyển tiền như đã thỏa thuận, sẽ chịu trách nhiệm nếu chị T. không nhận được tiền.

Tuy nhiên, đến ngày 04/10/2022, chị T. không thể nhắn tin được cho đối tượng này nên đến Cơ quan công an để trình báo sự việc.

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương làm rõ vụ việc, xác định đối tượng để đưa ra truy tố trước pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công an TP Huế tạm giữ đối tượng chiếm đoạt facebook để lừa đảo
Công an TP Huế tạm giữ đối tượng chiếm đoạt facebook để lừa đảo

Nguyễn Nhật Tân tự tạo một đường link bình chọn ảnh cuộc thi siêu mẫu nhí rồi chiếm đoạt thông tin Facebook cá nhân của những người tham gia bình chọn

Công an TP Huế tạm giữ đối tượng chiếm đoạt facebook để lừa đảo

Công an TP Huế tạm giữ đối tượng chiếm đoạt facebook để lừa đảo

Nguyễn Nhật Tân tự tạo một đường link bình chọn ảnh cuộc thi siêu mẫu nhí rồi chiếm đoạt thông tin Facebook cá nhân của những người tham gia bình chọn

Cảnh báo thủ đoạn tung thông tin giả về tình trạng sức khỏe để lừa đảo
Cảnh báo thủ đoạn tung thông tin giả về tình trạng sức khỏe để lừa đảo

VOV.VN - Một số trường hợp người dân bị kẻ gian tung tin gia đình có trẻ em hoặc người thân bị tai nạn phải vào viện cấp cứu nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo thủ đoạn tung thông tin giả về tình trạng sức khỏe để lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn tung thông tin giả về tình trạng sức khỏe để lừa đảo

VOV.VN - Một số trường hợp người dân bị kẻ gian tung tin gia đình có trẻ em hoặc người thân bị tai nạn phải vào viện cấp cứu nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo bằng tin nhắn hình ảnh "Giao dịch chuyển khoản thành công"
Lừa đảo bằng tin nhắn hình ảnh "Giao dịch chuyển khoản thành công"

VOV.VN - Phương thức lừa đảo của đối tượng là giả mua hàng, tải sẵn phôi chuyển tiền của ngân hàng sau đó chỉnh sửa, ghi số tiền đã chuyển khiến người dân tin tưởng đưa tiền cho đối tượng

Lừa đảo bằng tin nhắn hình ảnh "Giao dịch chuyển khoản thành công"

Lừa đảo bằng tin nhắn hình ảnh "Giao dịch chuyển khoản thành công"

VOV.VN - Phương thức lừa đảo của đối tượng là giả mua hàng, tải sẵn phôi chuyển tiền của ngân hàng sau đó chỉnh sửa, ghi số tiền đã chuyển khiến người dân tin tưởng đưa tiền cho đối tượng