Gia công hàng nghìn áo sơ mi Việt Tiến "dởm"

Đối tượng nhận may gia công áo sơ mi gắn nhãn hiệu Việt Tiến cho một người quen tên Phong ở TP HCM với giá 13.500 đồng/cái. 

Ngày 22/2, Viện KSND tỉnh Bình Định, cho biết: Cơ quan này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can Lê Thanh Tồn (38 tuổi, xã  Phước Thắng, huyện Tuy Phước) về hành vi sản xuất áo sơ mi giả nhãn hiệu Việt Tiến.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ngày 20/11/2013, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, CA tỉnh (gọi tắt là PC46), đã kiểm tra cơ sở may mặc của Tồn tại hẻm đường Tô Hiến Thành, TP Quy Nhơn (thuộc tổ 8, KV 1, phường Quang Trung, Quy Nhơn). Qua đó, phát hiện và tạm giữ một số hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, gồm: 892 áo sơ mi gắn nhãn hiệu Việt Tiến dạng chưa hoàn chỉnh, và trên 3.000 các bộ phận tháo rời của áo sơ mi cùng 4 cuốn nhãn hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu Việt Tiến và 480 cái nhãn hiệu Việt Tiến.
Áo sơ mi Việt Tiến  bị làm "dởm" (ảnh minh họa)

Tại Cơ quan điều tra, Tồn khai nhận từ tháng 4/2013, Tồn nhận may gia công áo sơ mi gắn nhãn hiệu Việt Tiến cho một người quen tên Phong ở TP HCM với giá 13.500 đồng/cái. Trong đó, Phong gửi các chi tiết vải để may áo, logo áo sơ mi Việt Tiến đã cắt, thêu sẵn chuyển về theo xe cho Tồn ở Quy Nhơn để ráp áo và gắn logo (không làm công đoạn đơm khuy, gắn nút)

Ngoài hai vợ chồng, Tồn còn thuê 3 nhân công nữ may cho mình. Tồn trực tiếp làm công đoạn may sườn và lai áo. Số hàng hoá nêu trên nằm trong lô hàng 1.617 áo sơ mi mà Phong dự kiến giao cho Tồn trong tháng 10 và 11/2013 nhưng chưa giao đủ nguyên liệu.

Ngoài ra, trong tháng 10/2013, Tồn cũng nhận may gia công lô hàng 206 áo sơ mi giả Việt Tiến cho một người khác tên Vương. Việc giao nhận hàng hoá, chuyển hàng, tiền đều thông qua tuyến xe khách chạy tuyến Bảo Lộc- Đà Nẵng.

Đại diện Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến ở TP HCM cũng đã xác nhận lô hàng 892 áo sơ mi gắn nhãn hiệu Việt Tiến là hàng giả../.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lật tẩy nhà sư, người tàn tật “dởm”
Lật tẩy nhà sư, người tàn tật “dởm”

Với chiêu thức lừa đảo này, những tên nhà sư, người tàn tật “dởm” đã kiếm được khá nhiều tiền.  

Lật tẩy nhà sư, người tàn tật “dởm”

Lật tẩy nhà sư, người tàn tật “dởm”

Với chiêu thức lừa đảo này, những tên nhà sư, người tàn tật “dởm” đã kiếm được khá nhiều tiền.  

Giả danh cán bộ Bộ Công an để lừa đảo
Giả danh cán bộ Bộ Công an để lừa đảo

Nguyễn Quang Công tự "nổ" là cán bộ Bộ Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của 1 người dân nhẹ dạ cả tin.

Giả danh cán bộ Bộ Công an để lừa đảo

Giả danh cán bộ Bộ Công an để lừa đảo

Nguyễn Quang Công tự "nổ" là cán bộ Bộ Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của 1 người dân nhẹ dạ cả tin.

Vạch mặt thủ đoạn lừa đảo của Giám đốc Infoodco
Vạch mặt thủ đoạn lừa đảo của Giám đốc Infoodco

VOV.VN -Cơ quan công an còn phát hiện Dũng đã ký hợp đồng bán thuốc lá mà xuất hàng rẻ tiền hơn để có bộ hồ sơ xuất khẩu

Vạch mặt thủ đoạn lừa đảo của Giám đốc Infoodco

Vạch mặt thủ đoạn lừa đảo của Giám đốc Infoodco

VOV.VN -Cơ quan công an còn phát hiện Dũng đã ký hợp đồng bán thuốc lá mà xuất hàng rẻ tiền hơn để có bộ hồ sơ xuất khẩu

Nhóm sinh viên “dởm” lĩnh án vì cướp tài sản
Nhóm sinh viên “dởm” lĩnh án vì cướp tài sản

Thay vì đi học, nhóm đối tượng sinh viên trường nghề đã bàn nhau đi cướp tài sản để lấy tiền tiêu xài.  

Nhóm sinh viên “dởm” lĩnh án vì cướp tài sản

Nhóm sinh viên “dởm” lĩnh án vì cướp tài sản

Thay vì đi học, nhóm đối tượng sinh viên trường nghề đã bàn nhau đi cướp tài sản để lấy tiền tiêu xài.  

“Hoa Mai hội” là một tổ chức lừa đảo
“Hoa Mai hội” là một tổ chức lừa đảo

VOV.VN -Người đứng đầu nhóm lừa đảo này là Lê Văn Dũng, tự xưng Ba Vương, tổng tài chủ người quản lý kho báu của “Gia đình nhà Rồng"

“Hoa Mai hội” là một tổ chức lừa đảo

“Hoa Mai hội” là một tổ chức lừa đảo

VOV.VN -Người đứng đầu nhóm lừa đảo này là Lê Văn Dũng, tự xưng Ba Vương, tổng tài chủ người quản lý kho báu của “Gia đình nhà Rồng"