Giả mạo văn bản Nhà nước ở Lâm Đồng, Đắk Lắk: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

VOV.VN - Hành vi làm giả các giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất mức độ mà hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, công việc của nhiều người trong đó có hoạt động giáo dục và đào tạo. Việc cho học sinh nghỉ học sẽ ảnh hưởng đến việc hoạt động giáo dục, ảnh hưởng đến đời sống, công việc của phụ huynh, học sinh và các giáo viên, các cán bộ giáo dục.

Bởi vậy, những thông tin về việc nghỉ học sẽ tác động rất lớn đến đời sống xã hội, phần lớn các phụ huynh về các giáo viên đều quan tâm, cập nhật thường xuyên những thông tin này. Những thông tin không đúng sự thật có thể gây tác động xấu đến xã hội. Do đó, việc một số đối tượng đã làm giả mạo các giấy tờ, quyết định về thời gian học tập của học sinh, việc nghỉ học do dịch bệnh là có thể nguy hiểm cho xã hội và có thể xử lý bằng chế tài hình sự.

Cụ thể, ngày 16/2 lực lượng an ninh mạng Phòng an ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng Công an TP Bảo Lộc triệu tập 4 học sinh đang học tại các trường THPT trên địa bàn TP để làm rõ hành vi chỉnh sửa văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng và đăng tải lên mạng xã hội về việc chỉnh sửa ngày đi học trở lại của học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh từ 17/2 sang ngày 1/3.

Chiều 17/2, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một công văn giả Sở GDĐT tỉnh Đắk Lắk "về việc cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên của tỉnh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19". Nội dung công văn giả này thông tin, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 28/2. Giao Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức dạy và học trực tuyến phù hợp...Liên quan đến việc này, tối 17/2, bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, văn bản của Sở GDĐT tỉnh lan truyền trên mạng xã hội về việc cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 28/2 là giả mạo.

Luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng luật sư Chính pháp, cho biết, theo quy định của pháp luật thì hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức có để bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau.

Điều 341, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.

Ngoài ra, theo luật sư Cường, hành vi đưa tin sai sự thật về phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý hình sự theo điều 288 bộ luật hình sự năm 2015 và theo hướng dẫn của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 45/TANDTC-PC có nội dung: “Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288.”

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau. Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này; Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; Dẫn đến biểu tình.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ hành vi vi phạm, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả xảy ra với xã hội để quyết định xử lý hình sự hay không. Trong trường hợp hành vi được xác định là nghiêm trọng, có dấu hiệu làm giả tài liệu cơ quan tổ chức thì sẽ xử lý hình sự theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự và còn có thể xử lý theo điều 288 bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên.

Còn đối với hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức nhưng chưa thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc chưa gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xử phạt hành chính, với hành vi đưa tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội cũng sẽ bị xử phạt theo nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện với mức xử phạt có thể lên đến 20.000.000 đồng với tổ chức, và 10.000.000 đồng đối với cá nhân. Cụ thể, điểm a, Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;"

Khoản 3, Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định: Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."

Theo luật sư Cường, trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát và tiến biến phức tạp như hiện nay thì những thông tin chính thống, chính xác của cơ quan chức năng về phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng, cần thiết và người dân, doanh nghiệp rất cần những thông tin chính xác để thực hiện phòng chống dịch bệnh cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việc đưa ra những thông tin giả mạo trong thời điểm dịch bệnh như thế này sẽ tác động rất xấu đến xã hội, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phòng chống dịch bệnh cũng như đến đời sống của nhiều người. Đối với trường hợp 4 học sinh trên, theo luật sư Cường, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý các trường hợp vi phạm như thế này theo quy định của pháp luật. Với những người đã từ đủ 16 tuổi thì hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi được xác định là nguy hiểm cho xã hội khi đưa tin sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/7/2021
Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/7/2021

VOV.VN - Kể từ ngày 01/7/2021, Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.

Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/7/2021

Chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy từ 1/7/2021

VOV.VN - Kể từ ngày 01/7/2021, Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn
Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

VOV.VN -Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng niềm tin của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

Giả mạo Công an để lừa đảo: Hành vi ngày càng táo tợn

VOV.VN -Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lợi dụng niềm tin của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?
Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

VOV.VN - Thẻ căn cước công dân gắn chip là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân.

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

Thẻ căn cước công dân gắn chíp: Xu hướng của thế giới?

VOV.VN - Thẻ căn cước công dân gắn chip là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng cũng như tạo sự thuận lợi cho công dân.