Giúp việc giăng bẫy tinh vi, chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng của chủ nhà

Bị đuổi việc do trộm tiền, nữ giúp việc dùng một nick Facebook giả lừa chủ nhà mua dự án đất và chiếm đoạt hơn 35 tỷ đồng, sau đó tìm cách "rửa tiền" bằng việc góp vốn đầu tư kinh doanh.

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Vũ Thị Thanh (sinh năm 1988, trú xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự) và “Rửa tiền” (theo quy định tại Điều 324, khoản 3, điểm a-Bộ luật Hình sự).

Liên quan đến vụ án, Viện Kiểm sát còn truy tố bị can Ngô Văn Quyền (sinh năm 1974, trú phường Văn Yên, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại Điều 323, khoản 4, điểm a-Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, Thanh là đối tượng không nghề nghiệp, thuê nhà ở quận Long Biên (Hà Nội). Tháng 1/2021, Thanh thấy chị M (sinh năm 1984, ở Vinhome Riverside, Long Biên) đăng bài tìm người giúp việc trong nhóm cư dân.

Đối tượng đã sử dụng nick “Thanh Vũ” nhắn tin cho chị M với nội dung giới thiệu về một người phụ nữ tên Vân (quê Nam Định) trước đây từng là giúp việc cho gia đình Thanh 3 năm…

Tin tưởng thông tin Thanh đưa ra, chị M đồng ý nhận Vân là giúp việc. Sau đó Thanh giả tên Vân đến nhà chị M giúp việc từ tháng 1-7/2021.

Trong thời gian làm giúp việc cho nhà chị M, Thanh thấy gia chủ có điều kiện kinh tế nên tìm cách chiếm đoạt tiền.

Đối tượng bịa ra một câu chuyện không có thật để kể với chị M rằng tài khoản facebook “Thanh Vũ” là con của ông Chủ tịch Công ty môi trường Thuận Thành, có chồng là anh Hùng - phi công của Vietnam Airlines và quen biết nhiều chủ đầu tư dự án nên mua được các căn hộ với giá rẻ.

Quá trình Thanh làm giúp việc, chị M phát hiện Thanh trộm cắp tiền trên ban thờ nhà mình nên đã cho Thanh nghỉ làm. Sau khi nghỉ việc, Thanh thường xuyên dùng nick “Thanh Vũ” nhắn tin nói chuyện với chị M.

Thời gian đó, Thanh lên mạng tìm các dự án bán căn hộ rồi gửi toàn bộ thông tin cho chị M. Đối tượng đã đặt vấn đề hỏi chị M nếu muốn mua các căn hộ trong dự án sẽ mua giúp với giá ưu đãi, rẻ hơn nhiều so với giá thị trường.

Do tin tưởng thông tin Thanh đưa ra, chị M đã đồng ý mua nhà với mục đích bán kiếm lời. Để tránh bị phát hiện, Thanh bảo chị M chuyển tiền mua nhà qua tài khoản của một người tên là Thắm.

Cáo trạng xác định, từ ngày 1/4/2022-26/10/2022, Vũ Thị Thanh đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tổng số hơn 35 tỷ đồng của chị M dưới hình thức mua các căn hộ. Sau khi tài khoản của chị Thắm nhận được tiền, Thanh bảo chị này chuyển các khoản tiền vào tài khoản ngân hàng của Thanh.

Toàn bộ số tiền lừa đảo, chiếm đoạt được của chị M, Thanh dùng vào các mục đích khác nhau. Trong đó, Thanh gửi tiền cho một giám đốc công ty vận tải để mua xe ben; chuyển 3,6 tỷ đồng cho một người đàn ông nhờ mua đất.

Để hợp pháp hóa và nhằm che giấu nguồn gốc số tiền bất hợp pháp, Vũ Thị Thanh tìm cách "rửa tiền" bằng việc chuyển 21 tỷ đồng cho bị can Ngô Văn Quyền (khi đó là Giám đốc một công ty xây dựng) để góp vốn đầu tư kinh doanh mua máy xay nghiền đá…

Sau đó, Quyền đã dùng 14 tỷ đồng để mở 6 hợp đồng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tháng 7/2022, Quyền dùng 6 hợp đồng trên để thế chấp tại ngân hàng vay 14 tỷ đồng và chuyển số tiền này cho một công ty để mua máy xay nghiền đá.

Cơ quan điều tra đã liên hệ với bị can Ngô Văn Quyền để thông báo số tiền 21 tỷ đồng mà Thanh chuyển là tiền do Thanh phạm tội mà có. Đồng thời, yêu cầu Quyền không được tất toán đối với các hợp đồng tiền gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên sau đó, Quyền đã tất toán toàn bộ số tiền trên.

Ngày 6/3/2023, Thanh đến Cơ quan công an đầu thú. Đến ngày 30/8/2024, Quyền bị Cơ quan điều tra bắt tạm giam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sử dụng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
Sử dụng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Để nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật, thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông báo của các cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sử dụng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Sử dụng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Để nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật, thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông báo của các cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo coi bói, giải hạn online
Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo coi bói, giải hạn online

VOV.VN - Gần đây, chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức trục vong, giải hạn lại có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản, khiến người dân bức xúc, lo lắng, trong đó có những vụ việc, đối tượng lừa đảo của bị hại lên đến 28 tỷ đồng

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo coi bói, giải hạn online

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo coi bói, giải hạn online

VOV.VN - Gần đây, chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức trục vong, giải hạn lại có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản, khiến người dân bức xúc, lo lắng, trong đó có những vụ việc, đối tượng lừa đảo của bị hại lên đến 28 tỷ đồng

Cảnh báo 10 chiêu trò lừa đảo phổ biến
Cảnh báo 10 chiêu trò lừa đảo phổ biến

VOV.VN - Ngày 19/11, Công an TP.HCM đã phát thông báo về việc cảnh báo 10 chiêu trò lừa đảo phổ biến đang diễn ra hiện nay.

Cảnh báo 10 chiêu trò lừa đảo phổ biến

Cảnh báo 10 chiêu trò lừa đảo phổ biến

VOV.VN - Ngày 19/11, Công an TP.HCM đã phát thông báo về việc cảnh báo 10 chiêu trò lừa đảo phổ biến đang diễn ra hiện nay.