Khai tử dịch vụ đòi nợ thuê: Đòi nợ thế nào cho đúng luật?

VOV.VN - Trước đây, khá nhiều người tìm đến “dịch vụ đòi nợ thuê” để đòi tiền từ những “con nợ” chây ỳ. Tuy nhiên, làm sao để đòi nợ khi dịch vụ đòi nợ thuê đã bị "khai tử" từ ngày 1/1/2021.

Trước đây, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, nhiều người đã sử dụng dịch vụ này để đòi nợ từ các con nợ chây ỳ. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, theo quy định của Luật Đầu tư số 61/2020/QH 14, dịch vụ này là một trong những dịch vụ bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Khoản 5 Điều 77 Luật này nêu rõ: Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự cho biết, hiện nay, theo quy định, người dân có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân để đòi tiền vay từ các con nợ chây ỳ. Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau:

Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ. Đơn khởi kiện đòi nợ phải có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay; nội dung đòi nợ…Khi đó, người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ: Đơn khởi kiện; Bản sao hợp đồng vay, giấy vay… (nếu có); Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân…

Bước 2: Nộp hồ sơ. Người dân có thể nộp hồ sơ đến Tòa thông qua một trong ba cách: Nộp trực tiếp, gửi theo đường bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết. Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm …

Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản… thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự) hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự)./.

Nguyên tắc khi cho vay tiền:

* Khi cho vay phải lập hợp đồng vay tiền và nên công chứng, chứng thực.

* Cho vay với lãi suất đúng quy định, không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

* Đòi nợ... đúng luật. Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần, không bắt giữ người vay trái pháp luật …

* Doanh nghiệp nếu cho vay không được dùng tiền mặt. Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi – chuyển tiền và các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt nhóm đối tượng bảo kê, đòi nợ thuê liên tỉnh
Bắt nhóm đối tượng bảo kê, đòi nợ thuê liên tỉnh

Chiều 6/2, Công an thị xã Trảng Bàn (tỉnh Tây Ninh) cho biết, đang tạm giữ hình sự 9 đối tượng để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản và hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản, đánh bạc.

Bắt nhóm đối tượng bảo kê, đòi nợ thuê liên tỉnh

Bắt nhóm đối tượng bảo kê, đòi nợ thuê liên tỉnh

Chiều 6/2, Công an thị xã Trảng Bàn (tỉnh Tây Ninh) cho biết, đang tạm giữ hình sự 9 đối tượng để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản và hủy hoại tài sản, trộm cắp tài sản, đánh bạc.

Giải cứu thành công 2 chị em gái bị bắt giữ đòi nợ
Giải cứu thành công 2 chị em gái bị bắt giữ đòi nợ

Công an huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) vừa giải cứu 2 chị em gái bị nhóm người bắt giữ để đòi nợ

Giải cứu thành công 2 chị em gái bị bắt giữ đòi nợ

Giải cứu thành công 2 chị em gái bị bắt giữ đòi nợ

Công an huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) vừa giải cứu 2 chị em gái bị nhóm người bắt giữ để đòi nợ

14 năm tù cho đối tượng đòi nợ không được đâm người tử vong
14 năm tù cho đối tượng đòi nợ không được đâm người tử vong

VOV.VN - Hội đồng xét xử đã tuyên phạt đối tượng 14 năm tù giam về tội giết người, đồng thời, yêu cầu gia đình bị can phải bồi thường tổn thất tinh thần, chi phí mai táng cho gia đình bị hại theo quy định pháp luật.

14 năm tù cho đối tượng đòi nợ không được đâm người tử vong

14 năm tù cho đối tượng đòi nợ không được đâm người tử vong

VOV.VN - Hội đồng xét xử đã tuyên phạt đối tượng 14 năm tù giam về tội giết người, đồng thời, yêu cầu gia đình bị can phải bồi thường tổn thất tinh thần, chi phí mai táng cho gia đình bị hại theo quy định pháp luật.