Làm giả giấy khám sức khỏe là hành vi vi phạm pháp luật

VOV.VN - Chỉ cần lên mạng tìm kiếm thông tin và đặt hàng là đã có trong tay một giấy khám sức khỏe để làm đẹp hồ sơ cá nhân. Vậy người thực hiện hành vi mua bán, làm giả giấy khám sức khỏe sẽ phải chịu mức hình phạt như thế nào?

Thời gian qua, đã có rất nhiều đường dây làm giả giấy tờ bị triệt phá.

Ông Phạm Văn Linh vừa bị Công an thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận bắt tạm giam về hành vi làm giả giấy khám sức khỏe cung cấp cho các hộ kinh doanh. Theo điều tra, trong thời gian giữ chức Trưởng khoa An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế Phan Thiết, ông Linh đã làm 24 giấy khám sức khỏe giả và đưa cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm có quen biết ở thành phố để họ bổ sung, hợp thức hóa hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và phục vụ các đoàn kiểm tra định kỳ. Cảnh sát xác định ông Linh có nhận "tiền bồi dưỡng" của các chủ cơ sở kinh doanh. Ông Linh thừa nhận hành vi làm giả các giấy khám sức khỏe, song cho rằng do cả nể các cơ sở kinh doanh thực phẩm có mối quan hệ thân thiết trước đó, chứ không phải để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can về hành vi đặt mua giấy khám sức khỏe giả rồi bán lại cho một số người có nhu cầu để kiếm lời. Từ đầu năm 2023 đến nay, do tình hình kinh tế khó khăn, lợi dụng nhu cầu người dân cần tìm kiếm việc làm, nộp hồ sơ xin việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một số đối tượng đã đăng tải nhiều bài viết, bình luận về việc rao bán, nhận làm giấy khám sức khỏe của bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh với chi phí rẻ, tiết kiệm thời gian không cần đến khám trực tiếp.

Theo luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng luật sư Đồng đội, người thực hiện hành vi làm giả giấy khám chữa bệnh là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

"Đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, người phạm tội có thể đối diện với mức hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm, mức hình phạt cao nhất là 07 năm tù. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." - Luật sư Trần Xuân Tiền cho biết thêm.

Theo luật sư Trần Xuân Tiền, không chỉ các đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà những người sử dụng tài liệu, giấy tờ giả cũng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Đối với xử phạt hành chính, tùy thuộc vào loại giấy tờ giả người đó sử dụng để xác định hành vi của họ vi phạm quy định trong lĩnh vực nào, từ đó có căn cứ xác định hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với họ. Ví dụ, đối với hành vi sử dụng CCCD, vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân giả thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trong trường hợp người đó sử dụng giấy tờ, tài liệu giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sử dụng tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự hiện hành. Theo đó, người sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Đối với người sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thật của cơ quan, tổ chức đó hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hành vi giả giấy tờ để trục lợi từ bảo hiểm bị xử lý thế nào?
Hành vi giả giấy tờ để trục lợi từ bảo hiểm bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm đang ngày càng gia tăng. Hình thức trục lợi được sử dụng nhiều nhất là tạo hiện trường giả, giả mạo giấy tờ, lợi dụng chức vụ, …

Hành vi giả giấy tờ để trục lợi từ bảo hiểm bị xử lý thế nào?

Hành vi giả giấy tờ để trục lợi từ bảo hiểm bị xử lý thế nào?

VOV.VN - Theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm đang ngày càng gia tăng. Hình thức trục lợi được sử dụng nhiều nhất là tạo hiện trường giả, giả mạo giấy tờ, lợi dụng chức vụ, …

Luật sư lên tiếng việc xử phạt lái xe không mang giấy tờ gốc
Luật sư lên tiếng việc xử phạt lái xe không mang giấy tờ gốc

VOV.VN - Theo luật sư, việc ngân hàng giữ giấy tờ gốc đăng ký xe trả góp có thể chấp nhận được nếu không sẽ xảy ra tình trạng “thả gà ra đuổi”.

Luật sư lên tiếng việc xử phạt lái xe không mang giấy tờ gốc

Luật sư lên tiếng việc xử phạt lái xe không mang giấy tờ gốc

VOV.VN - Theo luật sư, việc ngân hàng giữ giấy tờ gốc đăng ký xe trả góp có thể chấp nhận được nếu không sẽ xảy ra tình trạng “thả gà ra đuổi”.