Nhiều phụ huynh bị gọi điện lừa đảo “con cấp cứu”, yêu cầu chuyển tiền gấp

VOV.VN - Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM vừa phát đi cảnh báo về việc có 5 phụ huynh tại nhận điện thoại lừa đảo với nội dung thông báo “con bị tai nạn đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy”. Kẻ xấu đề nghị phụ huynh chuyển khoản gấp từ 30 triệu – 40 triệu đồng.

Theo đó, khoảng 9h30 phút sáng nay (18/11), một phụ huynh ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM hốt hoảng đến Bệnh viện Chợ Rẫy để tìm con.

Theo lời kể, phụ huynh nhận một cuộc điện thoại thông báo con bị tai nạn nghiêm trọng, yêu cầu chuyển khoản 40 triệu đồng để bệnh viện phẫu thuật khẩn cấp. Đáng nói, đối tượng đọc chính xác tên tuổi, thông tin cá nhân của học sinh, nên phụ huynh càng hoảng hốt.

Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau khi tra cứu thông tin, bệnh viện khẳng định không tiếp nhận bệnh nhân nào cấp cứu như phụ huynh cung cấp.

Ngay sau đó, có thêm 4 phụ huynh khác cũng đến Bệnh viện Chợ Rẫy vì lý do tương tự như trên. Kết quả tra cứu cũng không có trường hợp trùng khớp, cũng không có học sinh nào cấp cứu trong sáng ngày 18/11.

Các phụ huynh trên có con đang theo học tại các trường thuộc quận Gò Vấp và một trường quốc tế tại TP Thủ Đức. Đối tượng lừa đảo nắm thông tin chính xác về học sinh và cha mẹ, yêu cầu chuyển khoản từ 30 triệu - 40 triệu đồng để phẫu thuật khẩn cấp cho trẻ. Một số phụ huynh đã lo lắng liên hệ với cô giáo, nhà trường và được xác nhận là học sinh vẫn theo học nên chưa xảy ra việc chuyển tiền cho kẻ xấu.

Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo, khi phụ huynh nhận được thông báo con bị tai nạn cấp cứu, cần bình tĩnh liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, văn phòng nhà trường hoặc gọi đến bệnh viện để xác minh thông tin. Không nên vội vàng chuyển tiền cho kẻ xấu, hoặc vội vã đến bệnh viện. 

“Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình huống bệnh nhân cần cấp cứu, phẫu thuật khẩn cấp sẽ được ưu tiên điều trị, không cần phải mang tiền đến đóng viện phí mới mổ. Do đó phụ huynh yên tâm. Gặp trường hợp tương tự, phụ huynh liên hệ tổng đài kết nối đến khoa hoặc phòng điều trị có liên quan để xác nhận thông tin người nhà nằm viện, để chúng tôi xác minh xem có trường hợp đó hay không”, ông Lê Minh Hiển nói. 

Đây không phải là lần đầu tiên các phụ huynh vội vàng tìm đến bệnh viện vì nhận tin báo con đi cấp cứu và chuyển tiền. Năm ngoái, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng ghi nhận nhiều phụ huynh báo bị kẻ xấu thông tin “con nhập viện cấp cứu”, chuyển khoản tổng cộng 310 triệu đồng, khi đến bệnh viện tìm con mới biết bị lừa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường dây giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đường dây giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, do đối tượng Lê Ngọc Diệp cầm đầu.

Đường dây giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đường dây giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, do đối tượng Lê Ngọc Diệp cầm đầu.

Vì sao lừa đảo phụ huynh qua điện thoại vẫn có đất sống?
Vì sao lừa đảo phụ huynh qua điện thoại vẫn có đất sống?

VOV.VN - Hàng loạt các vụ lừa đảo gọi điện cho phụ huynh báo con bị tai nạn yêu cầu gửi tiền viện phí, câu hỏi đặt ra là, tại sao các đối tượng lừa đảo có thông tin cá nhân của học sinh, bao gồm cả số điện thoại của phụ huynh để liên hệ khi cần thiết? Vậy thông tin cá nhân của học sinh bị lộ lọt từ đâu?

Vì sao lừa đảo phụ huynh qua điện thoại vẫn có đất sống?

Vì sao lừa đảo phụ huynh qua điện thoại vẫn có đất sống?

VOV.VN - Hàng loạt các vụ lừa đảo gọi điện cho phụ huynh báo con bị tai nạn yêu cầu gửi tiền viện phí, câu hỏi đặt ra là, tại sao các đối tượng lừa đảo có thông tin cá nhân của học sinh, bao gồm cả số điện thoại của phụ huynh để liên hệ khi cần thiết? Vậy thông tin cá nhân của học sinh bị lộ lọt từ đâu?

Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo
Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo

VOV.VN - Mới đây, tại TP.HCM rộ lên nhiều trường hợp bị các đối tượng xấu mạo danh, lừa đảo. Với kịch bản "con bị tai nạn, đang cấp cứu tại bệnh viện", yêu cầu người nhà phải chuyển tiền gấp thì mới có thể tiến hành phẫu thuật. Vậy vì sao các đối tượng nắm được thông tin của phụ huynh, học sinh? Cần phải làm gì khi tiếp nhận cuộc gọi có nội dung tương tự?

Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo

Từ chiêu lừa đảo qua điện thoại "con bị tai nạn", phụ huynh cần tỉnh táo

VOV.VN - Mới đây, tại TP.HCM rộ lên nhiều trường hợp bị các đối tượng xấu mạo danh, lừa đảo. Với kịch bản "con bị tai nạn, đang cấp cứu tại bệnh viện", yêu cầu người nhà phải chuyển tiền gấp thì mới có thể tiến hành phẫu thuật. Vậy vì sao các đối tượng nắm được thông tin của phụ huynh, học sinh? Cần phải làm gì khi tiếp nhận cuộc gọi có nội dung tương tự?