Nỗi ân hận muộn màng của 2 chị em môi giới ma túy chịu án 34 năm tù

VOV.VN - “Từ khi bị công an bắt, chị em Ngọc mất tất cả. Chỉ mong các con ở nhà ngoan ngoãn, được bố mẹ yêu thương để mình yên tâm cải tạo”.

Con đường đến tù tội của hai chị em ruột Mạch Thị Bích Ngọc và Mạch Quang Dũng quê ở Phủ Lý, Hà Nam khiến không ít người khi chứng kiến đều phải ngán ngẩm.

Một lần môi giới, 6 đứa trẻ bơ vơ

Sinh năm 1971 nhưng Mạch Thị Bích Ngọc có đến 6 con gái. Ngày Ngọc đi thụ án ma túy, đứa lớn nhất 20 tuổi, đứa nhỏ nhất mới sinh nên phải sống trong trại khi mẹ trả án. Đến năm tròn 3 tuổi cháu được ra trại về quê sống với bố.

Phạm nhân Mạch Bích Ngọc (thứ 4 từ trái qua)

Ngọc cho hay, năm nay là năm thứ 6 Ngọc thụ án ở trại giam vì tội môi giới ma túy. Mức án của Ngọc là 26 năm. Hồi đó, Ngọc có một quán cơm phở nhỏ ở thành phố, chồng chị hàng ngày chạy xe ôm, mặc dù thu nhập gia đình không nhiều nhặn nhưng cũng đủ để nuôi 6 đứa con ăn học đầy đủ.

“Gia đình tôi hồi đó, lúc nào cũng vui vẻ. Cứ đến tối về là cả gia đình quây quần bên nhau. 6 đứa con nên gia đình lúc nào cũng rộn ràng, tiếng cười nói. Tuy không giàu bằng ai nhưng cũng đủ ăn, mặc”- Ngọc tâm sự.

Buôn bán hàng ăn lâu năm ở thành phố, qua những người khách đến quán, Ngọc biết chỗ bán heroin, từ đó mỗi khi có người hỏi Ngọc lại làm môi giới kiếm lời. Theo cách giải thích của người đàn bà này, chỉ vì muốn kiếm thêm chút tiền để lo trang trải chi phí, lo cho con cái học hành.

“Kể từ khi công an ập vào bắt đến nay, tôi mất tất cả, chỉ mong chồng ở nhà thương yêu các con. Còn tôi ở đây, chỉ biết cố gắng chấp hành, chịu khó cải tạo để mong ngày được giảm án. Cái giá phải trả là quá đắt"- Ngọc chia sẻ thêm.

Tâm sự thêm về nỗi nhớ nhà và ân hận với mức án chị Ngọc cho biết thêm: "Những năm đầu khi trả án có con nhỏ sống cùng nên phần nào còn đỡ. Khi cháu lên 3 tuổi thì tôi xin cho cháu về nhà với bố, ở trong này chỉ có chị em (các nữ phạm nhân) với bốn bức tường. Ở trong trại nhờ sự quan tâm của các cán bộ quản giáo nên cũng đỡn phần nào khó khăn nhưng bây giờ nỗi nhớ nhà thì không thể bù đắp được".

Đối với Mạch Quang Dũng (sinh năm 1982) (em ruột Ngọc), lần đầu tiên bị bắt quả tang về tội mua bán ma túy lĩnh án 6 năm tù khiến gia đình tan nát.

Con đường dẫn đến nhà tù quá dễ

Theo Dũng, bản thân Dũng không nghiện ngập nhưng hàng ngày làm nghề xe ôm la cà chơi với một số con nghiện.

"Vợ tôi ở nhà bán hàng tạp hóa thu nhập chẳng đáng bao nhiêu, dù biết là vi phạm pháp luật nhưng thấy người ta kiếm tiền quá dễ khi thấy anh xe ôm bán heroin cho con nghiện. Hôm bị bắt là lần đầu tiên tôi mua lại ma túy của một xe ôm rồi bán lại cho con nghiện thì bị bắt"-Dũng kể.

Dũng kể, người đau khổ nhất hiện nay là vợ và đứa con trai bé bỏng thiệt thòi vì thiếu bàn tay chăm sóc của người cha. Dũng bày tỏ mong muốn người vợ sẽ tha thứ, chờ đợi kẻ phạm tội cải tạo tốt để sớm được về gia đình.

Các phạm nhân ở đây đều cố gắng cải tạo để về với gia đình

"Hai chị em tôi ở cùng trại, mỗi tháng ban giám thị tạo điều kiện cho gặp nhau một lần. Mỗi lần gặp lại đều chung nỗi nhớ nhà và ân hận về việc mình đã làm, chua xót  khi nghĩ về tương lai của các đứa con. Còn riêng tôi thì mong vợ tha thứ cho chồng và hy vọng cô ấy chung thủy chờ đợi ngày tôi hoàn lương"- Dũng tâm sự.

Điều đặc biệt ở trại giam Ngọc Lý, nơi đây hiện đang giam giữ khoảng 5.000 phạm nhân thì có trên 30 trường hợp phạm nhân là vợ chồng, anh em ruột thịt và có cả bố con phạm tội. Trong đó, chủ yếu là tội phạm về ma túy.

Tâm sự với chúng tôi, cặp vợ chồng quê ở Mộc Châu, Sơn La đang thụ án chung thân về tội tàng trữ ma túy, không giấu nổi sự ân hận.

Phạm nhân Lò Văn Quang chia sẻ, từ một người hiền lành chịu khó làm ăn, công việc làm xe ôm có thu nhập không cao nhưng vẫn có thể trang trải cho đủ gia đình. Năm 2009 do không hiểu biết, khi kẻ buôn bán ma túy dụ cho tiền giúp chúng vận chuyển số ma túy với tiền công cao có thể làm thay đổi cuộc sống nên Quang đã kéo theo vợ mình vào cuộc.

"Tôi mới giữ hộ 3 bánh ma túy được đến ngày thứ 5 thì bị bắt giữ, ban đầu tôi chỉ nghĩ rằng hoàn cảnh quá khó khăn thì làm kiếm ít tiền sẽ có vốn. Nào ngờ tôi phải chịu cảnh tù tội cả hai vợ chồng"- Quang chia sẻ.

Không giấu được xúc động, nữ phạm nhân Hoàng Thị Yến (vợ Quang) liên tục lau nước mắt ân hận kể, khi hai vợ chồng đi tù con gái 16 tuổi. Ngày con lấy chồng cũng không có bố mẹ ở bên.

"Chỉ vì lòng tham nên chúng tôi dại dột như vậy. 10 năm thụ án ở trại con gái thường đến thăm vào các dịp lễ Tết. Còn anh em, bạn bè khoảng 3 năm một lần, nhưng vài năm trở lại đây thì không còn nữa. Tôi hy vọng được đặc xá giảm án để được về với cộng đồng"- nữ phạm nhân ân hận.  

Cũng theo nữ phạm nhân Yến, hai vợ chồng thụ án cùng nhau nhưng chỉ khác phân trại, mỗi tháng hai người được gặp nhau khoảng 30 phút/ lần ngay tại khu vực nhà tiếp khách chung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dùng xe tang lễ để vận chuyển ma túy
Dùng xe tang lễ để vận chuyển ma túy

VOV.VN -CQĐT Công an TT-Huế đã khởi tố nhiều bị can liên quan đường dây dùng xe tang vận chuyển ma túy.

Dùng xe tang lễ để vận chuyển ma túy

Dùng xe tang lễ để vận chuyển ma túy

VOV.VN -CQĐT Công an TT-Huế đã khởi tố nhiều bị can liên quan đường dây dùng xe tang vận chuyển ma túy.

Bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy, rút chốt lựu đạn ném công an
Bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy, rút chốt lựu đạn ném công an

VOV.VN -Trong lúc vật lộn đối tượng rút chốt quả lựu đạn giấu trong người, ném về phía tổ công tác, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.

Bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy, rút chốt lựu đạn ném công an

Bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy, rút chốt lựu đạn ném công an

VOV.VN -Trong lúc vật lộn đối tượng rút chốt quả lựu đạn giấu trong người, ném về phía tổ công tác, nhưng may mắn lựu đạn không nổ.