Phá đường dây mua bán hơn 6,2 triệu dữ liệu cá nhân, bắt 5 đối tượng

VOV.VN - Tổng số tiền mà các đối tượng đã giao dịch trên 3 tỷ đồng, số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động mua bán dữ liệu thông tin cá nhân là trên 2,3 tỷ đồng.

Công an Thừa Thiên Huế vừa triệt xóa đường dây mua bán dữ liệu, thông tin cá nhân trái phép của khách hàng có quy mô lớn.

Các đối tượng bị bắt giữ là Lê Đất (34 tuổi), Nguyễn Thanh Quý (34 tuổi); Ngô Thị Hồng Nhung (34 tuổi) và Thái Thị Oanh (33 tuổi) cùng trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Nguyễn Thị Huyền Trang (35 tuổi) trú tại thành phố Thái Nguyên. 

Trước đó, qua công tác trinh sát, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện nhóm Facebook “Group mua bán data mới 2020” với khoảng 300 thành viên có các hoạt động nghi vấn mua, bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng.

Các tài khoản thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan việc bán thông tin khách hàng với giá 1.000đ/thông tin, việc mua bán trao đổi thường tiến hành qua Zalo, Messenger và chuyển tiền thanh toán qua các tài khoản ngân hàng.

Qua điều tra xác minh, Công an xác định trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các đối tượng Đất, Quý, Nhung và Oanh thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan đến việc bán thông tin cá nhân trên mạng xã hội. Ngày 2/1 vừa qua, lực lượng công an đã đồng loạt kiểm tra, bắt giữ các đối tượng trên.

Theo điều tra, từ tháng 8/2020, các đối tượng đã tạo nhóm tìm nguồn mua dữ liệu cá nhân bán cho các đối tượng có nhu cầu; trong đó Lê Đất đóng vai trò quản lý nhóm, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn cung cấp dữ liệu cá nhân sau đó mua lại rồi bán cho khách hàng. Các đối tượng Quý, Nhung, Oanh được giao nhiệm vụ lọc, sắp xếp các nguồn dữ liệu, kiểm tra tình trạng của các tài khoản đã mua và đăng quảng cáo trên mạng xã hội. Còn đối tượng Nguyễn Thị Huyền Trang là nguồn cung cấp dữ liệu chính cho nhóm của Lê Đất từ 7000-10.000 dữ liệu/ngày và tổng số dữ liệu đã cung cấp là khoảng 1 triệu thông tin cá nhân.

Tại cơ quan công an, Lê Đất khai nhận: Từ tháng 11/2020 đến thời điểm bị bắt giữ, các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên cả nước với tổng số tiền khoảng 720 triệu đồng; riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế có 75.685 thông tin dữ liệu cá nhân. Tổng số tiền mà các đối tượng đã giao dịch trên 3 tỷ đồng, số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động mua bán dữ liệu thông tin cá nhân là trên 2,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng tài khoản truy cập trái phép vào mạng riêng ảo (VPN) nội bộ của Công ty tài chính FE Credit để truy cập vào hệ thống công ty với mục đích để kiểm tra trạng thái hồ sơ khách hàng đã từng vay tại ngân hàng. Hành vi trên của các đối tượng gây mất an toàn thông tin, an ninh mạng, xâm phạm nghiêm trọng đến thông tin cá nhân của người dân, gây mất an ninh, trật tự trên địa bàn cả nước.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam các đối tượng về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” tại Điều 288 Bộ luật hình sự./.       

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lời giải nào cho bảo vệ dữ liệu cá nhân trước các nền tảng xuyên biên giới?
Lời giải nào cho bảo vệ dữ liệu cá nhân trước các nền tảng xuyên biên giới?

VOV.VN - Là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất thế giới. Đây là tiềm năng và cơ hội của Việt Nam hay sự thất thoát dòng chảy dữ liệu - “huyết mạch” của chuyển đổi số?

Lời giải nào cho bảo vệ dữ liệu cá nhân trước các nền tảng xuyên biên giới?

Lời giải nào cho bảo vệ dữ liệu cá nhân trước các nền tảng xuyên biên giới?

VOV.VN - Là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất thế giới. Đây là tiềm năng và cơ hội của Việt Nam hay sự thất thoát dòng chảy dữ liệu - “huyết mạch” của chuyển đổi số?

Indonesia: Rò rỉ dữ liệu cá nhân qua ứng dụng theo dõi COVID-19
Indonesia: Rò rỉ dữ liệu cá nhân qua ứng dụng theo dõi COVID-19

Một báo cáo cho rằng các nhà phát triển ứng dụng eHAC không triển khai các phương thức bảo mật dữ liệu đầy đủ, khiến các dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng bị tiếp cận một cách dễ dàng.

Indonesia: Rò rỉ dữ liệu cá nhân qua ứng dụng theo dõi COVID-19

Indonesia: Rò rỉ dữ liệu cá nhân qua ứng dụng theo dõi COVID-19

Một báo cáo cho rằng các nhà phát triển ứng dụng eHAC không triển khai các phương thức bảo mật dữ liệu đầy đủ, khiến các dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng bị tiếp cận một cách dễ dàng.

Rò rỉ dữ liệu cá nhân từ Onus đặt ra thách thức cho thương mại số
Rò rỉ dữ liệu cá nhân từ Onus đặt ra thách thức cho thương mại số

VOV.VN - Người sử dụng luôn phải cẩn trọng khi cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cho các nền tảng, ứng dụng tài chính số, thương mại số xuyên biên giới…

Rò rỉ dữ liệu cá nhân từ Onus đặt ra thách thức cho thương mại số

Rò rỉ dữ liệu cá nhân từ Onus đặt ra thách thức cho thương mại số

VOV.VN - Người sử dụng luôn phải cẩn trọng khi cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cho các nền tảng, ứng dụng tài chính số, thương mại số xuyên biên giới…