Sập bẫy lừa vì chiêu “tuyển người mẫu nhí” trên mạng xã hội

VOV.VN - Thủ đoạn của các đối tượng là thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram…, các đối tượng lừa đảo sẽ kết bạn với phụ huynh và mời tham gia ứng tuyển người mẫu nhí cho hãng thời trang. Sau khi nạn nhân “cắn câu”, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa vào một group chat để mời tham gia thử thách.

Gần đây, tại các địa phương trên cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới, đó là chiêu “Hợp tác tuyển người mẫu nhí tham gia chụp ảnh mẫu” để chiếm đoạt tài sản. Cơ quan Công an các địa phương đã tiếp nhận các vụ việc liên quan đến hình thức lừa đảo này.

Thủ đoạn của các đối tượng là thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram…, các đối tượng lừa đảo sẽ kết bạn với phụ huynh và mời tham gia ứng tuyển người mẫu nhí cho hãng thời trang. Sau khi nạn nhân “cắn câu”, các đối tượng lừa đảo sẽ đưa vào một group chat để mời tham gia thử thách.

Thử thách cho các phụ huynh khi muốn con mình tham gia vào ứng tuyển “người mẫu nhí” là chuyển khoản để mua sản phẩm hàng hiệu, sau đó cho con em mình làm mẫu chụp ảnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội. Thông thường ban đầu, chúng trả hoa hồng và tiền làm nhiệm vụ để “kích thích” phụ huynh tham gia. Nhưng khi số tiền chuyển vào tài khoản tăng cao, chúng xóa tung tích nhằm chiếm đoạt số tiền đã chuyển.

Mới đây nhất, lúc 14 giờ ngày 18/5, chị Lê Thị C.H, 40 tuổi, trú phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đến Công an phường trình báo: Ngày 27/2/2023, chị H. thấy một bài đăng tuyển người mẫu nhí trên Facebook với những lời mời gọi rất hấp dẫn. Chị H. sau đó muốn đăng ký cho con nên liên hệ thì được các đối tượng hướng dẫn thủ tục và yêu cầu phải làm nhiệm vụ thử thách thì mới xét duyệt cho con tham gia. Chị H. làm theo hướng dẫn, chuyển tiền theo đơn hàng và nhận hoa hồng. Ban đầu, chị H. chuyển tiền và nhận lại được tiền hoa hồng. Những lần sau, tiếp tục chuyển tiền thì bị báo sai thủ tục và phải chuyển thêm tiền để nhận lại tiền gốc. Trong thời gian ngắn, chị H. đã chuyển tổng cộng 323 triệu đồng. Đến khi liên hệ lại thì chị H. mới tá hỏa biết mình bị lừa, chị phải đến cơ quan Công an trình báo sự việc.

Chị H. chỉ là một trong số hàng chục nạn nhân của hình thức lừa đảo tương tự. Đặc biệt, trên các trang mạng xã hội, hiện có rất nhiều Fanpage và group tuyển mẫu ảnh nhí như: Tuyển mẫu ảnh nhí Việt Nam, Người mẫu ảnh nhí, Người mẫu nhí, Tuyển mẫu ảnh nhí toàn quốc, Người mẫu ảnh nhí – diễn viên nhí – Idol Kiss…

Nội dung quảng cáo được đưa ra rất đơn giản và dễ thực hiện, như “chụp hình mẫu ảnh tại gia thu nhập 7-15 triệu đồng/tháng cho bé” với mô tả là chụp  mẫu các sản phẩm, bộ sưu tập nhãn hàng; không gian tự chọn, chủ động thời gian. Với lời mời chào hấp dẫn này, rất nhiều phụ huynh đăng hình ảnh con lên mạng để tham gia và rơi vào “ma trận” này. Nhiều phụ huynh lập tức bị cuốn theo cho đến khi tài khoản cạn kiệt.  

Cơ quan Công an khuyến cáo người dân không cung cấp những thông tin cá nhân cho người lạ, người không quen biết trên không gian mạng; không kết bạn, không vào các nhóm Zalo, Facebook, Telegram… không quen biết; trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi nghi vấn có hành vi thủ đoạn vừa nêu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mua trang phục công an trên mạng xã hội để đi lừa đảo
Mua trang phục công an trên mạng xã hội để đi lừa đảo

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa khởi tố đối tượng Nguyễn Thế Long (SN 1983, trú tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mua trang phục công an trên mạng xã hội để đi lừa đảo

Mua trang phục công an trên mạng xã hội để đi lừa đảo

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa khởi tố đối tượng Nguyễn Thế Long (SN 1983, trú tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mâu thuẫn trên facebook, nhóm học sinh mang dao phóng lợn đi "giải quyết"
Mâu thuẫn trên facebook, nhóm học sinh mang dao phóng lợn đi "giải quyết"

VOV.VN - Do có mâu thuẫn trên mạng xã hội facebook, hai nhóm thiếu niên xã Quảng Khê và xã Hà Hiệu (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) chuẩn bị nhiều hung khí, hẹn nhau để giải quyết mâu thuẫn. 

Mâu thuẫn trên facebook, nhóm học sinh mang dao phóng lợn đi "giải quyết"

Mâu thuẫn trên facebook, nhóm học sinh mang dao phóng lợn đi "giải quyết"

VOV.VN - Do có mâu thuẫn trên mạng xã hội facebook, hai nhóm thiếu niên xã Quảng Khê và xã Hà Hiệu (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) chuẩn bị nhiều hung khí, hẹn nhau để giải quyết mâu thuẫn. 

16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam
16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam

VOV.VN - Năm 2022 ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).

16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam

16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam

VOV.VN - Năm 2022 ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).