Sắp xét xử vụ dàn cảnh cướp tiền ảo Bitcoin trị giá 37 tỉ đồng

Dự kiến, từ ngày 8 - 14/3, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án "cướp tài sản" là tiền ảo Bitcoin giá hơn 37 tỉ đồng, liên quan đến 2 cựu cán bộ công an.

Trong tháng 3/2023, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử một số vụ án lớn xảy ra tại TP.HCM. Trong đó, dự kiến, từ ngày 8 - 14/3, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án "cướp tài sản" là tiền ảo Bitcoin giá hơn 37 tỉ đồng, liên quan đến 2 cựu cán bộ công an Nguyễn Quốc Dũng (41 tuổi, từng là cán bộ thuộc một phòng nghiệp vụ của Công an TP.HCM), Nguyễn Anh Tuấn (29 tuổi, từng là cán bộ công an phường), Hồ Ngọc Tài (33 tuổi), Trần Ngọc Hoàng (39 tuổi) và 12 đồng phạm. 16 bị cáo đều bị Viện KSND tối cao truy tố ở khung hình phạt 18 - 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Khởi nguồn từ tiền ảo

Theo hồ sơ vụ án, khi đầu tư Bitcoin ở TP.HCM, Đà Nẵng, Tài và Hoàng quen doanh nhân Lê Đức Nguyên. Năm 2018, nghe Nguyên tư vấn nên Tài đã bán hết 1.000 Bitcoin (trị giá khoảng 100 tỉ đồng), chuyển sang mua tiền ảo mới nổi như Aureus, Ifans... trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế, nhưng thua lỗ hết. Cho rằng anh Nguyên lừa mình, Tài bàn với Hoàng và nhóm bạn nghĩ cách cướp Bitcoin của Nguyên.

Tài sau đó thuê thám tử tư với giá 25 triệu đồng tìm được nơi ở của anh Nguyên tại chung cư ở TP.Thủ Đức (trước đây là Q.2), TP.HCM, đồng thời gắn định vị trên xe của anh Nguyên để theo dõi. Tài cũng rủ thêm nhiều người và hứa sẽ chia 30% số Bitcoin lấy được. Trong đó, 2 cựu công an Dũng và Tuấn tham gia.

Ngày 12/5/2020, theo dõi qua định vị biết anh Nguyên đang chạy xe về chung cư, chúng chia nhau bám theo. Nhóm này giả vờ va chạm xe để gây gổ, khống chế, nhưng anh Nguyên cảnh giác không xuống xe và phóng đi tiếp.

Dàn cảnh va chạm, cướp lại Bitcoin

Sau đó 5 ngày, biết xe của gia đình anh Nguyên đi từ Lâm Đồng về TP.HCM, nhóm Tài đeo khẩu trang, mũ, áo khoác để ra tay. Cả nhóm đi nhiều ô tô theo đuôi xe Nguyên trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Đến khu vực TT.Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai), một ô tô vượt lên trước xe anh Nguyên chặn đầu, một chiếc khác đâm vào đuôi xe. Anh Nguyên và người em vợ xuống xe, liền bị nhóm Tài ập đến rút súng (bắn đạn bi) khống chế. Những người còn lại ép vợ con anh Nguyên lên ô tô khác, uy hiếp bằng kim tiêm chứa "máu HIV" (làm giả bằng mực đỏ). Chúng dọa sẽ "tiêm máu HIV vào vợ con anh Nguyên", buộc anh Nguyên đọc mật khẩu truy cập vào ví điện tử.

Trên đường di chuyển về TP.HCM, nhóm này tiếp tục đánh, buộc Nguyên gọi cho anh trai chuyển thêm 1.000 Bitcoin cho chúng. Trong lúc nói chuyện, Nguyên hét lớn khiến người anh ở nhà sinh nghi, không chuyển tiền. Còn nhóm kia bỏ gia đình anh Nguyên và xe ở ven đường tại khu vực vắng vẻ ở Q.2, rồi mang điện thoại và camera hành trình đi phi tang để xóa dấu vết. Gia đình nạn nhân tự giải thoát, cầu cứu công an.

Theo kết quả giám định, số tiền điện tử của anh Nguyên bị chiếm đoạt là 168 Bitcoin, quy đổi tổng trị giá hơn 37 tỉ đồng cùng một số tài sản khác khoảng 45 triệu đồng.

Cáo trạng xác định, Tài là chủ mưu, lôi kéo đồng phạm lên kế hoạch; Dũng có vai trò đồng phạm giúp sức, là người tư vấn cách tạo ra vụ va chạm xe, trực tiếp phân công, chỉ đạo một nhóm đi ô tô va chạm với xe của anh Nguyên để uy hiếp, đe dọa khống chế, chiếm đoạt tài sản của anh Nguyên.

Sau đó, bị cáo Dũng được hưởng lợi 412 triệu đồng; còn Tuấn được xác định có vai trò giúp sức, khi là người lái xe chở một nhóm đi đến đường cao tốc. Trên đường đi, bị cáo Tuấn mới được nhóm bạn kể đi chặn xe anh Nguyên bắt nợ, song dù là cán bộ công an, Tuấn vẫn tiếp tục đồng ý chở đến hiện trường và chứng kiến toàn bộ vụ việc. Sau đó, Tuấn được chia 50 triệu đồng.

Tại CQĐT, Tuấn và Dũng khai nhận hành vi của mình như trên, nhưng khi nhận được kết luận điều tra thì Tuấn lại chối tội, kêu oan trình bày không biết việc Tài và đồng phạm chặn xe, cướp tài sản của anh Nguyên, mà chỉ nghĩ Tài đi đòi nợ bình thường. Một số bị can khác cũng kêu oan, khai rằng không biết Tài và đồng phạm cướp tài sản, mà chỉ nghĩ Tài đòi nợ bình thường./.

Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á bị xét xử ở vụ thứ 4

Theo lịch xét xử của TAND TP.HCM, từ ngày 14 - 16/3, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Phương Bình (Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - DAB), Phùng Ngọc Khánh (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP M&C) và 6 đồng phạm về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Đây là vụ án thứ 4 ông Bình bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở 3 vụ án trước, ông Bình đều liên quan đến sai phạm về lĩnh vực ngân hàng, và cựu Tổng giám đốc DAB bị tuyên tổng hình phạt tù chung thân.

Ở vụ án thứ 4 này, theo cáo trạng, Công ty CP M&C là khách hàng tại DAB. Khi các khoản vay đến hạn thanh toán nhưng không còn nguồn tiền trả nợ, ông Khánh đề nghị ông Bình cho sử dụng pháp nhân của 5 công ty: Công ty Ngôi Sao, Công ty Liên Phát, Công ty Phát Vạn Hưng, Công ty Biển Bạc và Công ty Minh Quân, để vay tiền tại DAB nhằm trả nợ cho các khoản vay trước đó.

Các công ty này do bị cáo Khánh nhờ người đứng tên làm giám đốc rồi chỉ đạo ký hợp đồng vay vốn. Ông Bình đồng ý với đề xuất trên, đồng thời yêu cầu ông Khánh đưa quyền sử dụng hơn 62.000 m2 đất thuộc dự án 7,6 ha tại P.An Phú (Q.2, TP.HCM) làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Hai bên thống nhất giá trị của khu đất là 2.100 tỉ đồng. Song, kết luận định giá tài sản của Hội đồng Định giá trong tố tụng hình sự TP.HCM, nêu giá trị hơn 62.000 m2 đất tại thời điểm thế chấp (năm 2012) chỉ vào gần 80 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Trần Phương Bình còn cho công ty của bị cáo Phùng Ngọc Khánh vay nhiều khoản vay khác, gây tổng thiệt hại cho DAB hơn 5.500 tỉ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Bể” tiền ảo, “nữ quái” bày kế lừa 11 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư
“Bể” tiền ảo, “nữ quái” bày kế lừa 11 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư

VOV.VN - Đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo bị thua lỗ, Vân đã nảy sinh ý định lừa đảo bằng dịch vụ chuyển tiền, qua đó chiếm đoạt gần 11 tỷ đồng.

“Bể” tiền ảo, “nữ quái” bày kế lừa 11 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư

“Bể” tiền ảo, “nữ quái” bày kế lừa 11 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư

VOV.VN - Đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo bị thua lỗ, Vân đã nảy sinh ý định lừa đảo bằng dịch vụ chuyển tiền, qua đó chiếm đoạt gần 11 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam là phạm pháp
Hoạt động kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam là phạm pháp

VOV.VN - "Việt Nam không coi tiền ảo là tiền và cũng chưa coi nó là tài sản. Vì thế, về mặt luật pháp không coi nó là hàng hóa hay tiền tệ để kinh doanh mua bán".

Hoạt động kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam là phạm pháp

Hoạt động kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam là phạm pháp

VOV.VN - "Việt Nam không coi tiền ảo là tiền và cũng chưa coi nó là tài sản. Vì thế, về mặt luật pháp không coi nó là hàng hóa hay tiền tệ để kinh doanh mua bán".

Chơi tiền ảo thua lỗ, nữ kế toán trưởng "rút ruột" gần 20 tỷ đồng của công ty
Chơi tiền ảo thua lỗ, nữ kế toán trưởng "rút ruột" gần 20 tỷ đồng của công ty

VOV.VN - Chơi tiền ảo trên các trang mạng bị thua lỗ, nữ kế toán trưởng lợi dụng sự tin tưởng, sơ hở của chủ doanh nghiệp, “rút ruột” gần 20 tỷ đồng của công ty ở Hải Dương.

Chơi tiền ảo thua lỗ, nữ kế toán trưởng "rút ruột" gần 20 tỷ đồng của công ty

Chơi tiền ảo thua lỗ, nữ kế toán trưởng "rút ruột" gần 20 tỷ đồng của công ty

VOV.VN - Chơi tiền ảo trên các trang mạng bị thua lỗ, nữ kế toán trưởng lợi dụng sự tin tưởng, sơ hở của chủ doanh nghiệp, “rút ruột” gần 20 tỷ đồng của công ty ở Hải Dương.