Thủ đoạn giả danh công an hướng dẫn cài đặt VneID để chiếm đoạt tài sản

VOV.VN - Thời gian gần đây, xuất hiện một số thủ đoạn các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID (ứng dụng giả mạo), kích hoạt tài khoản định danh điện tử; sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, đối tượng sẽ yêu cầu cấp quyền truy cập điện thoại, thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng lợi dụng sự không hiểu biết của một số người dân, gọi điện thoại sau đó gửi đường link qua tin nhắn hoặc các ứng dụng chat trực tuyến (như zalo, facebook…), hướng dẫn người dân truy cập đường link để cài đặt phần mềm VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật.

Sau khi người dân cài đặt ứng dụng giả mạo, ứng dụng giả được cấp quyền truy cập thiết bị ở mức cao (bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP…), các đối tượng kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại của người dân sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Bộ Công an khuyến cáo người dân: Chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android).

Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài trên các trang web, kho ứng dụng không chính thống, từ các đường link lạ; không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại, nguy cơ mất an toàn cho thiết bị; người dân không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân cho người khác qua điện thoại.

Thường xuyên cập nhật thông tin về các thủ tục hành chính trên hệ thống Cổng thông tin điện tử hoặc Fanpage chính thức của Bộ Công an, công an các địa phương.

Trường hợp nghi vấn phải liên hệ cảnh sát khu vực/công an xã trên địa bàn hoặc cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

70% người dùng trực tuyến bị lừa đảo trên không gian mạng
70% người dùng trực tuyến bị lừa đảo trên không gian mạng

VOV.VN - Trong năm 2023, khoảng 70% người dùng trực tuyến Việt Nam gặp phải lừa đảo trên không gian mạng mỗi tháng. Số tiền người Việt bị lừa đảo trong năm qua, ước tính lên tới hơn 16 tỷ USD. Đó là những con số từ khảo sát mới đây của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và cộng đồng chống lừa đảo Việt Nam.

70% người dùng trực tuyến bị lừa đảo trên không gian mạng

70% người dùng trực tuyến bị lừa đảo trên không gian mạng

VOV.VN - Trong năm 2023, khoảng 70% người dùng trực tuyến Việt Nam gặp phải lừa đảo trên không gian mạng mỗi tháng. Số tiền người Việt bị lừa đảo trong năm qua, ước tính lên tới hơn 16 tỷ USD. Đó là những con số từ khảo sát mới đây của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và cộng đồng chống lừa đảo Việt Nam.

Nóng 24: Thanh tra ngân hàng làm giả giấy tờ lừa đảo 5,5 tỷ đồng
Nóng 24: Thanh tra ngân hàng làm giả giấy tờ lừa đảo 5,5 tỷ đồng

VOV.VN - Không có tiền trả nợ, Cường làm giả giấy tờ của ngân hàng rồi đem đến công ty tài chính thế chấp, chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng.

Nóng 24: Thanh tra ngân hàng làm giả giấy tờ lừa đảo 5,5 tỷ đồng

Nóng 24: Thanh tra ngân hàng làm giả giấy tờ lừa đảo 5,5 tỷ đồng

VOV.VN - Không có tiền trả nợ, Cường làm giả giấy tờ của ngân hàng rồi đem đến công ty tài chính thế chấp, chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng.

Bắt tạm giam chuyên viên thanh tra ngân hàng lừa đảo 5,5 tỷ đồng
Bắt tạm giam chuyên viên thanh tra ngân hàng lừa đảo 5,5 tỷ đồng

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Trọng Cường (32 tuổi, ngụ tại phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM) để điều tra tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. 

Bắt tạm giam chuyên viên thanh tra ngân hàng lừa đảo 5,5 tỷ đồng

Bắt tạm giam chuyên viên thanh tra ngân hàng lừa đảo 5,5 tỷ đồng

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Trọng Cường (32 tuổi, ngụ tại phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM) để điều tra tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.