Tin nhắn nhập học đại học sớm nhận 3 triệu đồng là giả mạo

Ngày 25/8, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường Đại học Công thương TP Hồ Chí Minh (HUIT) cho biết, tin nhắn 2.000 thí sinh nhập học sớm sẽ được nhận 3 triệu đồng là mạo danh, không phải của nhà trường.

Theo đó, một số thí sinh và phụ huynh có con trúng tuyển vào Trường Đại học Công thương TP Hồ Chí Minh (HUIT) cho biết đã nhận được tin nhắn với nội dung: “HUIT – Chúc mừng bạn đã trúng tuyển chính thức! Mời bạn đến HUIT nhập học từ ngày 18/8 đến 17h ngày 27/8/2024. Đồng thời, HUIT tặng ngay ưu đãi 3 triệu đồng dành cho 2.000 thí sinh nhập học sớm nhất. Tra cứu kết quả tại…”.

Ông Phạm Thái Sơn đã bác bỏ tin nhắn này, khẳng định đây là tin nhắn giả mạo để lừa đảo. Nhiều phụ huynh và thí sinh khi nhận được tin nhắn này đã liên hệ, hỏi cán bộ phụ trách tuyển sinh của trường và đều được thông báo đây là tin nhắn giả mạo. Thí sinh trúng tuyển sẽ nhận được mail thông báo của nhà trường. Các em chỉ phải đóng lệ phí nhập học theo thông báo đăng trên website chính thức của nhà trường.

Điều đáng nói, ngay sau khi HUIT đăng thông báo chính thức về vấn đề này trên fanpage, có một bình luận nêu rằng, số điện thoại đăng trong tin nhắn lừa đảo kia chính là số của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF).

Nhiều bình luận khác đề nghị UEF có câu trả lời, giải thích cho sinh viên biết. Một số bình luận kèm theo hình ảnh chứng minh rằng số điện thoại liên hệ của UEF trùng với số trong tin nhắn này.

Bà Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm thông tin truyền thông của UEF đã bác bỏ và cho rằng nhà trường không liên quan đến tin nhắn này. Những đường link xuất hiện trong tin nhắn nói trên không phải của trường UEF. Thực tế nhà trường cũng có gửi tin nhắn đến thí sinh đã trúng tuyển vào trường với các nội dung tương tự như trong tin nhắn này, mà các đường link, Zalo, số điện thoại xuất hiện trong tin nhắn trường gửi là chính chủ, số đúng của UEF.

Như vậy, khả năng là đã có người dùng tin nhắn của UEF rồi sử dụng phần mềm photoshop chỉnh sửa, đổi tên sang cho trường HUIT với một số mục đích xấu và tung lên mạng xã hội. Đây là hành vi lan truyền thông tin không đúng sự thật, không tích cực và làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. Nhà trường sẽ có văn bản gửi cơ quan Công an đề nghị vào cuộc xác minh, làm rõ vấn đề này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người phụ nữ ở Bình Phước bị lừa hơn 2,3 tỷ đồng qua app "Zing mp3" giả mạo
Người phụ nữ ở Bình Phước bị lừa hơn 2,3 tỷ đồng qua app "Zing mp3" giả mạo

VOV.VN - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận đơn trình báo của bà L.H.T., trú phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành về việc bị lừa đảo hơn 2 tỷ đồng qua app "Zing mp3" giả mạo.

Người phụ nữ ở Bình Phước bị lừa hơn 2,3 tỷ đồng qua app "Zing mp3" giả mạo

Người phụ nữ ở Bình Phước bị lừa hơn 2,3 tỷ đồng qua app "Zing mp3" giả mạo

VOV.VN - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận đơn trình báo của bà L.H.T., trú phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành về việc bị lừa đảo hơn 2 tỷ đồng qua app "Zing mp3" giả mạo.

Khởi tố 1 đối tượng về tội giả mạo trong công tác
Khởi tố 1 đối tượng về tội giả mạo trong công tác

VOV.VN - Chiều 4/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, đã khởi tố bị can đối với Phạm Quốc Huy (34 tuổi, trú phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về tội “Giả mạo trong công tác”. 

Khởi tố 1 đối tượng về tội giả mạo trong công tác

Khởi tố 1 đối tượng về tội giả mạo trong công tác

VOV.VN - Chiều 4/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, đã khởi tố bị can đối với Phạm Quốc Huy (34 tuổi, trú phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) về tội “Giả mạo trong công tác”. 

Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để "thu hồi tiền lừa đảo"
Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để "thu hồi tiền lừa đảo"

VOV.VN - Các trang giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an được lập ra để tiếp cận nạn nhân từng bị lừa tiền, lợi dụng mong muốn lấy lại tài sản để tiếp tục lừa đảo họ.

Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để "thu hồi tiền lừa đảo"

Giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để "thu hồi tiền lừa đảo"

VOV.VN - Các trang giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an được lập ra để tiếp cận nạn nhân từng bị lừa tiền, lợi dụng mong muốn lấy lại tài sản để tiếp tục lừa đảo họ.