Nhiều lãnh đạo đơn vị ở Tiền Giang có nguy cơ “mất chức” do cấp dưới tham nhũng

VOV.VN - Trong mục 3 của Điều 78 của Nghị định 59 quy định đối với các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý hình thức "cách chức".

Theo Văn bản số 1262 của Chánh thanh tra tỉnh Tiền Giang gửi đến Giám đốc công an tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo và Châu Thành (Tiền Giang) về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP(Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật phòng chống tham nhũng) đã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan đơn vị này phải chỉ đạo xử lý người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đối với 07 bị cáo bị kết án tù đã có hiệu lực pháp luật theo Điều 79 của Nghị định này.

Theo đó, từ ngày 1/5 đến ngày 5/8/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang đưa ra xét xử vụ án hình sự đối với 24 bị cáo có liên quan vụ án “làm giả giấy tờ mua bán xe mô tô 2 bánh”, và tuyên án ngày 5/8 với bản án số 55. Bản án này, có 17 bị cáo bị tội tham nhũng (giả mạo trong công tác, nhận hối lộ); trong đó, có 09 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức tại tỉnh Tiền Giang thuộc diện phải xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.

Cụ  thể có  04 bị cáo  nguyên là phó công an, công an viên các đơn vị: phường 1, xã Bình Xuân (TP. Gò Công), xã Tân Thới (huyện Tân Phú Đông), xã An Thạnh Thủy (huyện Chợ Gạo); 03 bị cáo nguyên là Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo), xã Long Định (huyện Châu Thành); 02 bị cáo nguyên là công chức xã Long Định (huyện Châu Thành), xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo). Đến thời điểm này đã có 7/9 bị cáo bị kết án tù đã có hiệu lực (02 bị cáo kháng cáo).

Văn bản của thanh tra tỉnh Tiền Giang nêu rõ, các trường hợp bị án tù này đều phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điều 79, Nghị định 59 của Chính phủ. Riêng về hình thức xử lý theo quy định của Điều 78 của Nghị định này.

Trong mục 3 của Điều 78 của Nghị định 59 quy định đối với các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý hình thức "cách chức".

Hiện nay, việc xử lý các cán bộ có trách nhiệm liên đới tại các địa phương, đơn vị rất chậm, thậm chí lúng túng, bởi đa số các cán bộ này đều có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

VOV.VN - “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc…”.

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

VOV.VN - “Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc…”.

Thu hồi tài sản tham nhũng: Phải làm quyết liệt, đồng bộ
Thu hồi tài sản tham nhũng: Phải làm quyết liệt, đồng bộ

VOV.VN - Thu hồi tài sản tham nhũng là việc rất khó, phức tạp, kéo dài. Tuy nhiên, chỉ khi thực hiện công việc này hiệu quả, tài sản của Nhà nước, nhân dân mới không bị thất thoát. Đặc biệt, thông qua việc thu hồi tài sản triệt để mới đủ sức phòng ngừa, răn đe trong công tác phòng chống tham nhũng.

Thu hồi tài sản tham nhũng: Phải làm quyết liệt, đồng bộ

Thu hồi tài sản tham nhũng: Phải làm quyết liệt, đồng bộ

VOV.VN - Thu hồi tài sản tham nhũng là việc rất khó, phức tạp, kéo dài. Tuy nhiên, chỉ khi thực hiện công việc này hiệu quả, tài sản của Nhà nước, nhân dân mới không bị thất thoát. Đặc biệt, thông qua việc thu hồi tài sản triệt để mới đủ sức phòng ngừa, răn đe trong công tác phòng chống tham nhũng.

Quảng Nam: Kiến nghị xử lý 14 tập thể, 40 cá nhân liên quan tham nhũng, tiêu cực
Quảng Nam: Kiến nghị xử lý 14 tập thể, 40 cá nhân liên quan tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Trong gần 1 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã luân chuyển 402 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức 57 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiến nghị xử lý vi phạm đối với 14 tập thể và 40 cá nhân. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam diễn ra vào chiều nay (9/10).

Quảng Nam: Kiến nghị xử lý 14 tập thể, 40 cá nhân liên quan tham nhũng, tiêu cực

Quảng Nam: Kiến nghị xử lý 14 tập thể, 40 cá nhân liên quan tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Trong gần 1 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã luân chuyển 402 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức 57 cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiến nghị xử lý vi phạm đối với 14 tập thể và 40 cá nhân. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam diễn ra vào chiều nay (9/10).