Có thể khởi kiện khi hàng xóm chặn đường thoát nước?

VOV.VN - Trường hợp này, 4 hộ gia đình có thể khởi kiện hộ gia đình bên ngoài về hành vi xâm phạm hạn chế quyền đối với bất động sản liền kề

Bạn đọc hỏi:

Gia đình tôi và 4 gia đình khác sử dụng đất trên mảnh đất được tách ra để bán. 5 hộ gia đình đều có chung lối dẫn nước thải để chảy ra đường thoát nước thải chung của tổ dân phố.

Nhưng gần đây, hộ gia đình ngoài cùng đang sửa nhà và xây đè lên, bịt đường thoát nước của 4 hộ gia đình trước khi chảy ra nơi thoát nước của tổ dân phố.

Gia đình tôi và 3 gia đình khác đã yêu cầu, đề nghị làm lại hệ thống thoát nước ngầm ở phía trên cho hộ gia đình ngoài cùng dùng nhưng họ không đồng ý.

Vậy trong trường hợp trên chúng tôi có thể nhờ pháp luật xử lý được không? Căn cứ ở đâu?

Luật sư trả lời:

Trường hợp gia đình bạn gặp phải là trường hợp bị xâm phạm quyền hạn chế đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật dân sự. Điều 273 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

Cụ thể, trường hợp của bạn và ba hộ gia đình phía bên trong thuộc trường hợp quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề. Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại".

Như vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bạn và ba hộ gia đình ở trong có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc quận, huyện nơi trực tiếp quản lý. Ngoài ra, các hộ dân còn có thể làm đơn khởi kiện hộ gia đình ở bên ngoài về hành vi xâm phạm hạn chế quyền đối với bất động sản liền kề gửi đến Tòa án Nhân dân cấp huyện; trong đơn ghi rõ lối cấp, thoát nước qua bất động sản ở ngoài là lối cấp thoát nước duy nhất và thích hợp nhất.

Trường hợp có thể hòa giải, thỏa thuận bồi thường với hộ gia đình có nước chảy qua, các hộ gia đình cần xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với bất động sản liền kề và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật Đất đai năm 2013.

Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn đọc có thể gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật VOV.VN số 19006511 để được tư vấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh có làm sổ đỏ được không?
Hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh có làm sổ đỏ được không?

VOV.VN - Việc hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh không làm ảnh hưởng đến quá trình cấp sổ đỏ. 

Hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh có làm sổ đỏ được không?

Hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh có làm sổ đỏ được không?

VOV.VN - Việc hàng xóm không ký xác nhận giáp ranh không làm ảnh hưởng đến quá trình cấp sổ đỏ. 

Xây nhà làm nứt nhà hàng xóm có bị xử phạt?
Xây nhà làm nứt nhà hàng xóm có bị xử phạt?

VOV.VN - Việc xây dựng nhà của bạn khiến nhà hàng xóm bị rung, nứt, bạn cần dừng việc xây dựng nhà, tiến hành hòa giải, bồi thường hợp lý cho hàng xóm. 

Xây nhà làm nứt nhà hàng xóm có bị xử phạt?

Xây nhà làm nứt nhà hàng xóm có bị xử phạt?

VOV.VN - Việc xây dựng nhà của bạn khiến nhà hàng xóm bị rung, nứt, bạn cần dừng việc xây dựng nhà, tiến hành hòa giải, bồi thường hợp lý cho hàng xóm.