Những vụ vỡ nợ nhìn từ góc độ pháp lý

VOV.VN - Theo luật sư, nạn nhân trong các vụ vỡ nợ hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa để đòi lại quyền lợi cho mình.

Liên quan tới các vụ vỡ nợ trong hoạt động cho vay vừa qua tại tỉnh Gia Lai và một số địa phương, phóng viên có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Quang Qúy (thuộc Hội Luật gia Gia Lai).

PV: Thời gian vừa qua, tại Gia Lai có xảy ra một số vụ vỡ nợ vay đáo hạn ngân hàng. Xin ông cho biết, đối với những vụ việc kiểu này, cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ có những hướng giải quyết như thế nào?

Luật sư Nguyễn Quang QuýVề hành vi cho vay đáo hạn ngân hàng, nếu có dấu hiệu của tội hình sự, thì nó thuộc 2 tội là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về phía cơ quan điều tra, phải chứng minh được người vay tiền có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền. Gian dối tức là người ta vẽ ra viễn cảnh để thu hút tiền.

Ví dụ vẽ ra dự án này, dự án kia không có thật hoặc họ bỏ trốn sau vỡ nợ. Những trong thực tế rất khó chứng minh. Thông thường họ không vẽ ra dự án, cũng không bỏ trốn.

Nếu bị đòi nợ thì họ tránh mặt, hoặc để chuông điện thoại nhưng không nghe. Không chứng minh được thì chỉ xử lý phạm vi trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp này, người cho vay phải khởi kiện ra tòa, thì tòa án mới xem xét giải quyết.

PV: Hiện nay, nhìn chung, các giao dịch cho vay mượn tiền giữa cá nhân chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin và chỉ cam kết thời gian trả nợ bằng giấy viết tay. Các giấy viết tay này có ý nghĩa như thế nào trong quá trình điều tra hình sự hoặc xử lý dân sự nếu vỡ nợ xảy ra?

Luật sư Nguyễn Quang Quý: Đương nhiên, những giấy tờ này được coi là chứng cứ nếu nó không bị làm giả. Tuy nhiên, chứng cứ này chỉ chứng minh được có hay không có việc vay mượn tiền. Còn câu chuyện cho vay có lấy lại được tiền không mới là quan trọng.

Theo tôi, việc hám lợi, cho vay không có ràng buộc trách nhiệm pháp lý thì rủi ro rất cao, có thể mất hết tài sản. Do đó, những người cho vay cần yêu cầu thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ kho phát sinh mất khả năng thanh toán thì có thể xử lý tài sản đó để trả nợ.

PV: Nếu xử lý hình sự không được, người vay tiền sẽ gặp rủi ro gì trong quá trình xử lý, thưa ông?

Luật sư Nguyễn Quang Quý: Nguyên tắc mặt dân sự, khi nạn nhân kiện ra tòa, thì tòa án có thẩm quyền giải quyết. Khi thắng kiện, có bản án của toàn, người thắng kiện sẽ yêu cầu thi hành án. Lúc này, cơ quan thi hành án xem xét, thụ lý, giải quyết để đòi khoản nợ đấy.

Thông thường, người vay không còn tài sản hoặc còn rất ít tài sản hoặc tài sản của người ta đã bị thế chấp tại các ngân hàng rồi. Do đó, người cho vay có thắng kiện đi nữa thì cũng khó lấy lại được đủ số tiền mình đã cho vay. Đó là điều khó khăn nhất. Xử lý dân sự thì cơ bản là phải có tài sản. Nếu không có tài sản thì không xử lý được.

Trong thực tế, người đi vay, tài sản đã bị thế chấp trong các ngân hàng hoặc là đã tẩu tán trước rồi, không còn nhiều tài sản. Giả sử, người cho vay mà thắng kiện thì yêu cầu thi hành án cũng không còn được bao nhiêu hoặc không có gì. Ví dụ, tài sản đã thế chấp ngân hàng thì ngân hàng được lấy đầu tiên. Còn lại, những người mà yêu cầu thi hành án, thì cơ quan thi hành án sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để chia theo tỷ lệ. Còn những trường hợp có giấy nhận nợ nhưng không khởi kiện thì không có quyền đòi thi hành án.

PV: Ông có đưa ra khuyến cáo gì đối với người cho vay tiền nhằm tránh rủi ro khi vỡ nợ xảy ra?

Luật sư Nguyễn Quang Quý: Người dân cho vay nên làm các giấy tờ mà có cơ quan công chứng chứng thực hoặc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đăng ký để cầm cố tài sản, ví dụ như sổ đỏ, giống như cách làm của ngân hàng.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Huy động” gần 24 tỉ đồng với lãi suất cao rồi tuyên bố vỡ nợ
“Huy động” gần 24 tỉ đồng với lãi suất cao rồi tuyên bố vỡ nợ

Để các nạn nhân dễ dàng cho mình vay tiền, Loan trả lãi suất có khi lên tới 12.000 đồng/triệu/ngày. Khi “ôm” gần 24 tỷ đồng của 31 người, Loan tuyên bố vỡ nợ.

“Huy động” gần 24 tỉ đồng với lãi suất cao rồi tuyên bố vỡ nợ

“Huy động” gần 24 tỉ đồng với lãi suất cao rồi tuyên bố vỡ nợ

Để các nạn nhân dễ dàng cho mình vay tiền, Loan trả lãi suất có khi lên tới 12.000 đồng/triệu/ngày. Khi “ôm” gần 24 tỷ đồng của 31 người, Loan tuyên bố vỡ nợ.

Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?
Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?

VOV.VN - Tin tưởng chị Vân, tôi cùng nhiều bà con đóng họ cho chị Vân quản lý. Gia đình chị Vân vỡ nợ, tôi phải làm sao để lấy được tiền?

Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?

Chủ họ vỡ nợ, làm sao để đòi được tiền?

VOV.VN - Tin tưởng chị Vân, tôi cùng nhiều bà con đóng họ cho chị Vân quản lý. Gia đình chị Vân vỡ nợ, tôi phải làm sao để lấy được tiền?

Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?
Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?

VOV.VN - Dư luận địa phương bàn tán xôn xao việc ông Ngô Thái Úy - nguyên Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu non vì vỡ nợ.

Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?

Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu “non” vì vỡ nợ?

VOV.VN - Dư luận địa phương bàn tán xôn xao việc ông Ngô Thái Úy - nguyên Giám đốc Kho bạc huyện xin nghỉ hưu non vì vỡ nợ.

Vỡ nợ tiền tỷ, hai vợ chồng 'mất dạng'
Vỡ nợ tiền tỷ, hai vợ chồng 'mất dạng'

Hường vay số tiền trên của nhiều hộ dân từ cuối năm 2016 đến tháng 6/2018. Số tiền vay từ 200 triệu đồng đến 5 tỷ đồng/người.

Vỡ nợ tiền tỷ, hai vợ chồng 'mất dạng'

Vỡ nợ tiền tỷ, hai vợ chồng 'mất dạng'

Hường vay số tiền trên của nhiều hộ dân từ cuối năm 2016 đến tháng 6/2018. Số tiền vay từ 200 triệu đồng đến 5 tỷ đồng/người.

Bà trùm đặc biệt: Vỡ nợ 120 tỷ, chồng uống thuốc sâu tự tử
Bà trùm đặc biệt: Vỡ nợ 120 tỷ, chồng uống thuốc sâu tự tử

Tuyên bố vỡ nợ 120 tỷ, bà Khanh sau đó tố cáo với Công an huyện Yên Phong bà Trần Thị Bích là người khiến bà bị vỡ nợ.

Bà trùm đặc biệt: Vỡ nợ 120 tỷ, chồng uống thuốc sâu tự tử

Bà trùm đặc biệt: Vỡ nợ 120 tỷ, chồng uống thuốc sâu tự tử

Tuyên bố vỡ nợ 120 tỷ, bà Khanh sau đó tố cáo với Công an huyện Yên Phong bà Trần Thị Bích là người khiến bà bị vỡ nợ.