Việt Nam cùng các nước trong khu vực triệt phá hàng tấn ma túy

VOV.VN - Việt Nam cùng các nước đã phối hợp triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, số lượng thu giữ hàng tấn ma túy, bắt giữ được nhiều đối tượng cầm đầu các tổ chức tội phạm.

Sáng kiến về cơ chế hợp tác “Sông Mê Công an toàn” được Trung Quốc và Thái Lan đồng khởi xướng vào năm 2013. Việt Nam chính thức tham gia cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn từ năm 2019 đến nay. Sau khi tham gia cơ chế hợp tác, Việt Nam cùng các nước đã phối hợp triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, số lượng thu giữ hàng tấn ma túy, bắt giữ được nhiều đối tượng cầm đầu các tổ chức tội phạm. Nhân dịp tổng kết hoạt động của cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn về kiểm soát ma túy, phóng viên VOV phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an về vấn đề này: 

 

PV: Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động của Trung tâm điều phối “Sông Mê Công an toàn” tại Việt Nam?

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện: Trung tâm điều phối sông Mê Công an toàn về kiểm soát ma túy (SMCC ) hoạt động tại Việt Nam từ ngày 07/2 – 09/4/2023 với sự tham gia của 06 nước tiểu vùng sông Mê Công. Đây là mô hình hợp tác, tác chiến xuyên quốc gia giữa lực lượng thực thi pháp luật về ma túy các nước tiểu vùng sông Mê Công lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Trung tâm SMCC Việt Nam đã làm tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan phòng, chống ma túy của Việt Nam với các nước. Trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm ma túy, đồng thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, tiến hành điều tra, xử lý tội phạm xuyên quốc gia giữa Việt Nam và các nước thành viên.

 Mô hình hợp tác tại trung tâm SMCC thể hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Công an Việt Nam, điều tra xử lý tội phạm về ma túy phải ngăn chặn từ xa, từ sớm, khám phá cả đường dây, bắt được đối tượng chủ mưu, cầm đầu, không đánh khúc giữa.

Hoạt động này thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao của lực lượng thực thi pháp luật các nước tiểu vùng trong phòng, chống ma túy, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, đúng như Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ tư vừa tổ chức tại Vientiane, Lào.

PV: Ông có thể cho biết tình hình tội phạm ma túy trong khu vực tiểu vùng sông Mê Công hiện nay? Sự phối hợp điều tra, hợp tác quốc tế được thực hiện như thế nào?

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện: Tình hình ma túy và tội phạm ma túy ở khu vực tiểu vùng sông Mê Công chịu sự tác động trực tiếp từ hoạt động trồng cây thuốc phiện, sản xuất ma túy các loại tại khu vực Tam giác vàng. Qua trao đổi thông tin với các nước đã ghi nhận những xu hướng mới, phức tạp hơn; gia tăng diện tích và sản lượng trồng cây thuốc phiện và sản xuất ma túy tổng hợp tại Tam Giác vàng; dẫn đến tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép ma túy tại khu vực này ngày càng gia tăng; đã xuất hiện nhiều hoạt động tội phạm ma túy có tổ chức xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, số lượng người sử dụng ma túy trong khu vực tiếp tục ở mức cao, tạo ra nhiều thách thức trong phòng, chống ma túy.

Trước tình hình ma túy trong khu vưc, lực lượng thực thi pháp luật các nước trong khu vực đã tăng cường hợp tác, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy; đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác ở cấp độ song phương và đa phương, trao đổi thông tin tội phạm về ma túy; xây dựng các mô hình tác chiến xuyên quốc gia; xây dựng các chiến lược và kế hoạch hành động của các nước tiểu vùng về phòng, chống ma túy. Các hoạt động hợp tác này được cộng đồng thực thi pháp luật về phòng, chống ma túy quốc tế đánh giá cao.

PV: Ông có dự báo như thế nào về diễn biến sắp tới của tội phạm ma túy trong khu vực?

Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện: Năm 2023, dự báo tình hình ma túy tại các nước tiểu vùng sông Mê Công sẽ có nhiều diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn trong bối cảnh nguồn cung ma túy tại Tam giác vàng tăng lên và xu hướng nới lỏng chính sách kiểm soát ma túy ở một số nước trên thế giới và trong khu vực. Ma túy tổng hợp sẽ tiếp tục chi phối thị trường ma túy khu vực với số lượng người sử dụng tăng và xu hướng trẻ hóa. Các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy sẽ diễn ra phức tạp với quy mô và khối lượng lớn. Điều đó sẽ tạo nên những thách thức rất lớn đối với công tác phòng, chống ma túy trong khu vực nói chung và với Việt Nam nói riêng. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an Việt Nam sẽ  tiếp tục theo dõi sát tình hình ma túy ngoại biên, phân tích làm rõ các xu hướng ma túy mới, trao đổi với lực lượng chức năng các nước thành viên để chủ động trong công tác phòng, chống ma túy.

 PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt giữ đối tượng điều chế ma túy dạng thảo mộc để bán
Bắt giữ đối tượng điều chế ma túy dạng thảo mộc để bán

VOV.VN - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện, bắt giữ đối tượng có hành vi tàng trữ, sản xuất loại ma túy mới cung ứng ra thị trường.

Bắt giữ đối tượng điều chế ma túy dạng thảo mộc để bán

Bắt giữ đối tượng điều chế ma túy dạng thảo mộc để bán

VOV.VN - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng vừa phát hiện, bắt giữ đối tượng có hành vi tàng trữ, sản xuất loại ma túy mới cung ứng ra thị trường.

Đối tượng buôn ma túy điên cuồng dùng dao chống trả công an
Đối tượng buôn ma túy điên cuồng dùng dao chống trả công an

VOV.VN - Bị vây bắt, Tủa dùng dao chống trả quyết liệt, hòng mở đường thoát thân, nhưng bất thành.

Đối tượng buôn ma túy điên cuồng dùng dao chống trả công an

Đối tượng buôn ma túy điên cuồng dùng dao chống trả công an

VOV.VN - Bị vây bắt, Tủa dùng dao chống trả quyết liệt, hòng mở đường thoát thân, nhưng bất thành.

"Chống tội phạm ma túy thì không thể một quốc gia đương đầu"
"Chống tội phạm ma túy thì không thể một quốc gia đương đầu"

VOV.VN - Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thì không thể một quốc gia đơn lẻ nào có thể đương đầu được mà phải cần có sự hợp tác giữa các nước.

"Chống tội phạm ma túy thì không thể một quốc gia đương đầu"

"Chống tội phạm ma túy thì không thể một quốc gia đương đầu"

VOV.VN - Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thì không thể một quốc gia đơn lẻ nào có thể đương đầu được mà phải cần có sự hợp tác giữa các nước.