Vụ án AIC: Cựu phó giám đốc nhận 950 triệu đồng để giúp AIC

VOV.VN - Sau khi điều chỉnh giá gói thầu cho giá trị lợi nhuận của AIC là 40%, bị can Nguyễn Đăng Quân (cựu Phó Giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM) hưởng lợi 950 triệu đồng.

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) và 13 người khác trong vụ Vi phạm quy định đấu thầu, đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.

Bị can Nguyễn Đăng Quân (cựu Phó giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM) bị cáo buộc phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Bị can này thông đồng với AIC, tạo điều kiện cho AIC trúng 8 gói thầu và bản thân hưởng lợi số tiền 950 triệu đồng. 

Cáo trạng xác định, khoảng tháng 4/2015, Dương Hoa Xô (Giám đốc trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM) gọi Quân lên phòng làm việc giới thiệu Trần Mạnh Hà (Phó Tổng giám đốc AIC) và Trần Đăng Tấn (nhân viên AIC). Tại đây, Xô và Hà trao đổi, bàn bạc thống nhất là công ty AIC sẽ là nhà thầu tham gia dự thầu và trúng thầu các gói của Dự án.

Chi phí giá gốc của trang thiết bị là 60%, giá trị lợi nhuận của AIC là 40%. Sau đó, Quân gửi cho Tấn danh mục thiết bị để Tấn xem xét điều chỉnh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Dương Hoa Xô, Quân đã điều chỉnh thông số kỹ thuật và giá gốc các thiết bị bằng 60% giá trị trong 3 gói thầu 2,3,4 giai đoạn 1. Do vậy tổng giá trị mua sắm thiết bị giai đoạn 1 được điều chỉnh từ 149,6 tỷ đồng tăng lên thành 169,8 tỷ đồng.

Khoảng giữa năm 2015, Quân tham dự cuộc họp với công ty AIC và công ty Việt Á. Quân biết được Liên danh AIC – Việt Á sẽ thực hiện Dự án. Tại cuộc họp, Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt tiếp tục đề nghị được thay đổi các thiết bị Quân đã điều chỉnh. Nhưng sau đó danh mục do Đồng Sỹ Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Á lập không đảm bảo nên Quân chỉ thay đổi một vài thiết bị theo đề nghị của Huy. Còn lại danh mục do Quân tự nghiên cứu, điều chỉnh.

Đối với các gói thầu thiết bị giai đoạn 2,3, Quân tiếp tục nghe theo chỉ đạo từ Dương Hoa Xô và điều chỉnh danh mục thiết bị và giá các gói thầu thiết bị bằng 60% giá trị thiết bị theo kế hoạch đã được duyệt.

Quá trình điều chỉnh này, Quân trao đổi với nhân viên AIC bằng hộp thư điện tử để thống nhất giá và danh mục, chuẩn bị tham gia đấu thầu. Sau khi thực hiện xong dự án, Quân được Dương Hoa Xô chia cho 950 triệu đồng.  

Theo cáo trạng, năm 2014, biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM được duyệt kế hoạch chọn nhà thầu cung cấp thiết bị dự án với tổng trị giá 425 tỷ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp cận, làm quen và đề nghị ông Dương Hoa Xô tạo điều kiện cho doanh nghiệp này dự thầu và trúng thầu.

Sau khi được ông Dương Hoa Xô đồng ý, Phó Tổng Giám đốc AIC Trần Mạnh Hà đến gặp, thỏa thuận với bị can Xô để AIC xây dựng lại danh mục thiết bị, đảm bảo sao cho lợi nhuận của công ty này ở mức 40% giá trị mỗi gói thầu.

Quá trình thực hiện, các bị can thông đồng với Công ty Tư vấn Hồng Hà và công ty khác do AIC chỉ định, lập hồ sơ mời thầu theo hướng có lợi cho AIC. Nhờ đó, Công ty AIC và Công ty Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) đã trúng 6 gói thầu, còn các công ty do AIC chỉ định trúng 3 gói thầu.

Qua đó, các bị can đã có hành vi thông thầu, nâng giá trái quy định pháp luật, tạo điều kiện cho AIC trúng thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 33 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ án AIC: Từ một nhân viên được dựng lên làm Tổng giám đốc để gian lận thầu
Vụ án AIC: Từ một nhân viên được dựng lên làm Tổng giám đốc để gian lận thầu

VOV.VN - Bị can Đỗ Vân Trường (SN 1980, quê Phú Thọ) từ một nhân viên đã được bà Nhàn AIC dựng lên làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha để cùng thực hiện việc gian lận đấu thầu trong dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.

Vụ án AIC: Từ một nhân viên được dựng lên làm Tổng giám đốc để gian lận thầu

Vụ án AIC: Từ một nhân viên được dựng lên làm Tổng giám đốc để gian lận thầu

VOV.VN - Bị can Đỗ Vân Trường (SN 1980, quê Phú Thọ) từ một nhân viên đã được bà Nhàn AIC dựng lên làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha để cùng thực hiện việc gian lận đấu thầu trong dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.

Vụ án AIC: Cơ chế đưa hối lộ do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo như thế nào?
Vụ án AIC: Cơ chế đưa hối lộ do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo như thế nào?

VOV.VN - Theo Kết luận điều tra, để việc đưa hối lộ diễn ra thuận lợi, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã tạo ra "cơ chế", chính sách "ngoại giao" để Ban Thư ký tài chính Công ty AIC và cấp dưới thực hiện.

Vụ án AIC: Cơ chế đưa hối lộ do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo như thế nào?

Vụ án AIC: Cơ chế đưa hối lộ do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo như thế nào?

VOV.VN - Theo Kết luận điều tra, để việc đưa hối lộ diễn ra thuận lợi, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã tạo ra "cơ chế", chính sách "ngoại giao" để Ban Thư ký tài chính Công ty AIC và cấp dưới thực hiện.

Phan Quốc Việt khai Việt Á “không hưởng lợi gì” trong vụ án AIC
Phan Quốc Việt khai Việt Á “không hưởng lợi gì” trong vụ án AIC

VOV.VN - Trong vụ án xảy ra tại công ty AIC và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, ông chủ Việt Á – Phan Quốc Việt được xác định là người có liên quan, song không bị xử lý hình sự.

Phan Quốc Việt khai Việt Á “không hưởng lợi gì” trong vụ án AIC

Phan Quốc Việt khai Việt Á “không hưởng lợi gì” trong vụ án AIC

VOV.VN - Trong vụ án xảy ra tại công ty AIC và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, ông chủ Việt Á – Phan Quốc Việt được xác định là người có liên quan, song không bị xử lý hình sự.