3 vũ khí lợi hại tạo nên trận địa mìn “tử thần” của Ukraine

VOV.VN - Mỹ đang cung cấp cho Ukraine 3 loại mìn gồm mìn chống bộ binh ADAM, mìn chống tăng và chống bộ binh xách tay Modular Pack cùng hệ thống rải mìn tự động M136 Volcano, nhằm ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga.

Mìn chống bộ binh ADAM

Theo Defense Express, Ukraine đã tiếp nhận mìn chống bộ binh ADAM 155 mm mới của Mỹ và chuyển giao cho Lữ đoàn cơ giới số 24 sử dụng. Đây là một loại mìn chống bộ binh được rải bằng đạn pháo 155mm. Nó được thiết kế để tạo ra bãi mìn tạm thời nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn các đợt tiến quân quy mô lớn của đối phương. Mỗi quả đạn pháo có thể rải 36 quả mìn ADAM.

Mìn ADAM là loại mìn "không bền", nghĩa là chúng có thể tự hủy hoặc vô hiệu hóa sau một khoảng thời gian nhất định, giảm thiểu đáng kể rủi ro đối với dân thường. Các quan chức Ukraine đã cam kết không triển khai mìn chống bộ binh ở những khu vực đông dân cư.

ADAM có nhiều phiên bản, trong đó phiên bản M692 có có thời gian tự hủy là 4 giờ và phiên bản M731 có thời gian tự hủy là 48 giờ. Do có nhiều phiên bản khác nhau nên loại mìn này được sử dụng khá linh hoạt trên chiến trường.

Khi được bắn từ hệ thống pháo tự hành M109 của Mỹ, ADAM có tầm bắn khoảng 17,6 km. Khoảng cách phân tán tối đa của mìn chống bộ binh là 600m và bán kính sát thương hiệu quả của một quả đạn con riêng lẻ là 7m, theo Defense Express. Sau khi phân tán, ADAM sẽ phóng ra các dây bẫy. Khi đối phương dẫm phải dây bẫy này, quả mìn sẽ bị kích nổ.

Mỗi quả mìn có đầu đạn hình tròn chứa chất đẩy lỏng. Trọng lực của chất lỏng sẽ được giữ ổn định ở vị trí nhất định. Khi phát nổ, đầu đạn luôn được phóng lên trên, bất kể quả mìn nằm ở vị trí nào.

Hệ thống mìn chống tăng và chống bộ binh di động Modular Pack

Ukraine đã nhận được Hệ thống mìn MOPMS dạng mô-đun (MOPMS) tiên tiến của Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga. Hệ thống này cho phép lực lượng Ukraine triển khai nhanh chóng các bãi mìn hỗn hợp, kết hợp mìn chống tăng và mìn chống bộ binh để ngăn chặn hoạt động di chuyển của đối phương.

M131 MOPMS là hệ thống di động, có tổng cộng 21 quả mìn, gồm 17 quả mìn chống tăng M78 có cảm biến  từ tính tấn công xe bọc thép từ phía dưới và 4 quả mìn phân mảnh M77 chống bộ binh. Đây cũng là loại không bền với chế độ tự hủy tiêu chuẩn là 4 giờ.

MOPMS được triển khai và lắp đặt bằng tay, xe cộ hoặc hệ thống rải mìn từ xa và được kích nổ bằng dây dẫn với tầm bắn 35m. Loại mìn này được quân đội Mỹ triển khai lần đầu tiên vào những năm 1980. Washington đã sử dụng MOPMS trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991.

Việc triển khai MOPMS giúp tăng cường khả năng của Ukraine trong việc tạo ra các rào cản tức thời, linh hoạt, đặc biệt quan khi phải đối mặt với các cuộc tấn công dữ dội của Nga. Các hệ thống này có thể làm chậm hoạt động, phá hủy thiết bị của đối phương và bảo vệ các vị trí của Ukraine. Loại mìn này đe dọa hoạt động hậu cần và tăng nguy cơ rủi ro đối với các đơn vị thiết giáp của Nga.

Hệ thống mìn Volcano

Volcano là hệ thống rải mìn tự động, do quân đội Mỹ chế tạo vào những năm 1980. Hệ thống chứa 1 quả mìn chống bộ binh và 5 quả mìn chống tăng, được bắn từ các thùng chứa lớn đặt trên các phương tiện di chuyển trên mặt đất hoặc các phương tiện trên không như trực thăng.

Mìn chống bộ binh có phạm vi nổ là 12m, được kích hoạt bằng dây bẫy hoặc cảm biến địa chấn, nghĩa là nó sẽ phát nổ khi phản ứng với chuyển động trên mặt đất chẳng hạn như bước chân của con người cách xa tới 3 đến 4 mét. Mìn chống tăng của hệ thống có cảm biến từ tính, tấn công các phương tiện từ bên dưới. Mìn của Volcano cũng là mìn không bền, tự hủy trong vòng 4 đến 48 giờ hoặc tối đa lên đến 15 ngày.

Hệ thống mìn Volcano được triển khai theo nhiều cách khác nhau. Theo Defense Express, khi được đặt trên trực thăng, hệ thống có thể rải 960 quả mìn chống tăng hoặc chống bộ binh trên khu vực dài 1.100 m, rộng 120 m trong khoảng thời gian ngắn. Phiên bản di động của hệ thống rất nhỏ gọn, có thể vừa với ba lô, rất phù hợp để chống lại các mối đe dọa từ pháo binh của Nga.

Ngoài 3 loại trên, Mỹ cũng cung cấp cho Ukraine hệ thống mìn chống thiết giáp từ xa (RAAM). Đây thực chất là đạn pháo 155mm, chứa 9 quả mìn chống tăng M718 hoặc M741. Khi quả đạn được bắn trên một khu vực trống, những quả mìn nhỏ sẽ bay ra nằm rải rác trên mặt đất. Mìn M718 và M741 được trang bị cảm biến từ tính, có thể phát nổ khi xe bọc thép tiến lại gần.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý đồ của Nga điều tiêm kích Su-57 kết hợp với Tu-22MS trút hỏa lực vào Ukraine
Ý đồ của Nga điều tiêm kích Su-57 kết hợp với Tu-22MS trút hỏa lực vào Ukraine

VOV.VN - Việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và Tu-22MS, kết hợp với máy bay chiến đấu tiên tiến Su-57 trong đợt tấn công mới nhất vào Ukraine báo hiệu sự thay đổi tiềm tàng trong chiến lược không kích của Moscow.

Ý đồ của Nga điều tiêm kích Su-57 kết hợp với Tu-22MS trút hỏa lực vào Ukraine

Ý đồ của Nga điều tiêm kích Su-57 kết hợp với Tu-22MS trút hỏa lực vào Ukraine

VOV.VN - Việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và Tu-22MS, kết hợp với máy bay chiến đấu tiên tiến Su-57 trong đợt tấn công mới nhất vào Ukraine báo hiệu sự thay đổi tiềm tàng trong chiến lược không kích của Moscow.

Ukraine tiết lộ chiến thuật đánh hạ UAV nguy hiểm nhất của Nga
Ukraine tiết lộ chiến thuật đánh hạ UAV nguy hiểm nhất của Nga

VOV.VN - Lữ đoàn Magyar Birds của Ukraine tuyên bố, họ đã thiết kế một hệ thống sử dụng radar di động để cung cấp cảnh báo sớm về máy bay không người lái FPV cực kỳ nguy hiểm của Nga.

Ukraine tiết lộ chiến thuật đánh hạ UAV nguy hiểm nhất của Nga

Ukraine tiết lộ chiến thuật đánh hạ UAV nguy hiểm nhất của Nga

VOV.VN - Lữ đoàn Magyar Birds của Ukraine tuyên bố, họ đã thiết kế một hệ thống sử dụng radar di động để cung cấp cảnh báo sớm về máy bay không người lái FPV cực kỳ nguy hiểm của Nga.

Giải mã sức mạnh và kỷ luật “thép” của lính Triều Tiên tại Kursk
Giải mã sức mạnh và kỷ luật “thép” của lính Triều Tiên tại Kursk

VOV.VN - Bất chấp nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến giữa Nga với Ukraine, lực lượng Kiev vẫn đang phải đối mặt với một thách thức lớn sau gần ba năm xung đột - đó là sự hiện diện của binh sỹ Triều Tiên tại Kursk với lối đánh riêng biệt và khả năng chiến đấu cao.

Giải mã sức mạnh và kỷ luật “thép” của lính Triều Tiên tại Kursk

Giải mã sức mạnh và kỷ luật “thép” của lính Triều Tiên tại Kursk

VOV.VN - Bất chấp nỗ lực của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến giữa Nga với Ukraine, lực lượng Kiev vẫn đang phải đối mặt với một thách thức lớn sau gần ba năm xung đột - đó là sự hiện diện của binh sỹ Triều Tiên tại Kursk với lối đánh riêng biệt và khả năng chiến đấu cao.