“Để dạy cho trẻ có tư duy tốt, cha mẹ không nhất thiết phải giỏi giang”

VOV.VN - Chuyên gia giáo dục cho rằng, nhiều người vẫn quan niệm để dạy con có tư duy tốt trước tiên cha mẹ cũng phải cần tài giỏi. Tuy nhiên thực tế cho thấy bất cứ phụ huynh nào cũng có cơ hội rèn luyện giúp con phát triển tư duy tốt nhất. Điểm mấu chốt là cha mẹ cần hiểu rõ về con, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp.

Đây là thông tin được chuyên gia giáo dục Đặng Minh Tuấn (Giảng viên Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ tại hội thảo “ Đồng hành cùng con phát triển tư duy giai đoạn vàng” trong khuôn khổ chương trình Maple Bear Super Tots 2024 diễn ra hôm nay (6/4) tại Hà Nội.

Chia sẻ với phụ huynh về cách phát triển tư duy cho trẻ, thầy Đặng Minh Tuấn cho rằng, dù trẻ ở giai đoạn chưa biết nói hay đã có thể giao tiếp ở mức độ  cao, trong quá trình đó trẻ vẫn tích lũy toàn bộ thông tin tiếp nhận được qua các kênh âm thanh và hình ảnh xung quanh. Khi trẻ lớn lên, phát triển,  những thông tin đó sẽ được lấy ra, so sánh với những gì trẻ nghe, thấy và xác nhận lại.

Khi trẻ lớn dần, bộ não của trẻ giống như một thư viện, dù cha mẹ không dạy, không chỉ bảo, thì những  gì sinh hoạt hàng ngày trẻ đều lưu trữ, khi gặp các vấn  đề  tương tự con sẽ lấy lại những hình ảnh trong “thư viện” của bộ não để so sánh và xử lý vấn đề.

Trong quá trình dạy con, cha mẹ cần xác định con thuộc lối tư duy nào để có thể dạy con theo phương pháp phù hợp.

Thầy Tuấn cho biết, nhiều phụ huynh vẫn quan niệm rằng bố mẹ cần là người có nền tảng, gia đình có điều kiện tốt, môi trường đầy đủ mới có thể dạy cho tư duy tốt. Song thực tế có nhiều học sinh đạt thành tích “khủng”, thuộc “top” có khả năng tư duy tốt nhất thế giới cũng xuất thân từ gia đình hết sức bình thường, bố mẹ không hề có nhiều kiến thức chuyên sâu. Như vậy  để dạy được một đứa trẻ có tư duy tốt, không nhất thiết bố mẹ  phải là người giỏi giang hay gia đình có điều kiện. Tất cả bố mẹ đều có cơ hội để rèn luyện giúp con phát triển tốt nhất.

Để con phát triển tư duy từ sớm, theo thầy Đặng Minh Tuấn, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về con: “Quá trình đào tạo giáo viên, tôi vẫn hỏi rằng khi dạy học nếu thầy cô nói theo 1 chiều, học trò tiếp nhận thông tin liệu có hiệu quả hay không? Nếu trẻ thiên về tiếp nhận thông tin qua âm thanh, nhưng giọng nói của thầy cô, cha mẹ không truyền cảm, thực sự quá trình tiếp nhận thông tin đó cũng không hiệu quả, trẻ không nghe được hết những thông tin chúng ta truyền đạt.

Bên cạnh đó cũng có những trẻ  tiếp nhận thông tin qua hình ảnh. Như vậy dù thầy cô nói rất hay, nhưng nếu không có những hình ảnh minh họa kèm theo thì trẻ cũng không thể tiếp nhận hết thông tin hiệu quả.

Thứ 3, có những trẻ có xu hướng cần vận động liên tục, trong quá trình nghe, quan sát từ cha mẹ, thầy cô, trẻ cần vận động liên tục. Nhiều thầy cô không biết sẽ nhận xét tại sao con không tập trung, không nghe lời thầy cô, thậm chí cho rằng đứa trẻ đó hư. Nhưng thực tế, quá trình vận động giúp trẻ tăng khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin cho não bộ.

Bố mẹ cần soi chiêu xem con thuộc hình thái nào: tiếp nhận thông tin qua âm thanh, hình ảnh hay vận động”

Theo thầy Đặng Minh Tuấn, đa số trẻ thuộc hình thái thứ 3, tức tiếp nhận thông tin qua vận động, song những trẻ này rất dễ làm cha mẹ “tăng xông”. Khi không hiểu được cách tiếp nhận thông tin của con, cha mẹ thường rất nóng vội muốn  con nhanh chóng hiểu, khó chịu khi thấy 1 vấn đề rất đơn giản nhưng con mãi vẫn chưa thể tiếp thu.

Chuyên gia này cho rằng, hầu hết các bậc làm cha, làm mẹ nhưng lại không được học cách làm cha mẹ, việc giáo dục con cái thường dựa vào kinh nghiệm cách giáo dục từ chính những thế hệ trước và hiểu biết của bản thân. Chính phụ huynh cũng thiếu những thông tin khoa học về cách nuôi dạy con.

Theo thầy Đặng Minh Tuấn, trong quá trình phát triển tư duy cho con, các bậc phụ huynh cũng cần biết cách giúp trẻ tập trung. Thực tế đa số trẻ thuộc hình thái tiếp nhận thông tin qua quá trình vận động, như vậy nếu không giúp con tập trung cha mẹ sẽ rất khó dạy con.

“Để trẻ tập trung, không thể bắt con ngồi im 1 chỗ. Trước tiên cha mẹ cần chú ý bàn học của con cần trống trơn, nếu không con sẽ vừa ngồi và vừa nghịch những thứ xung quanh. Bố mẹ cũng cần chú ý không cho con đọc sách trên giường ngủ, nơi nghỉ ngơi, hay nơi vui chơi giải trí, mà tạo cho trẻ thói quen khi đã đọc sách sẽ ngồi vào bàn.

Khi trẻ không thể tập trung, cha mẹ cũng không nên kỳ vọng hay yêu cầu con phải ngồi quá lâu, tập trung làm gì đó. Thay vào đó, phụ huynh nên rèn bằng cách cho trẻ tập trung làm 1 việc con yêu thích trong khoảng 5 phút, sau đó chuyển sang việc khác, dần dần tăng thời gian tập trung lên 10, 15, 30 phút… Bố mẹ cũng cần lưu ý không nên bắt trẻ tập trung quá lâu vào 1 vấn đề dễ khiến con căng thẳng”, thầy Đặng Minh Tuấn lưu ý.

Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển, trẻ thường tập trung đặt ra những câu hỏi giao tiếp với bố mẹ, nhưng đôi khi phụ huynh lại trả lời một cách qua loa, khiến con tiếp nhận thông tin không đẩy đủ. Phụ huynh cần nhớ rằng, trước 1 thông tin mới, trẻ chỉ mất 3 lần để “nạp” vào não bộ, nhưng phải mất đến 8 lần để sửa nếu thông tin đó sai. Do đó, khi dạy con bất cứ điều gì, cha mẹ hãy cố gắng dạy con đúng, trường hợp gặp khó khăn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ chuyên gia.

Thầy Đặng Minh Tuấn cũng lưu ý, ở lứa tuổi từ 0-6, ở mỗi giai đoạn trẻ lại cần những sự quan tâm khác nhau. Từ quá trình thai giáo đến khi con 3 tuổi, thời kỳ này cơ thể của trẻ phát triển chưa toàn diện, do đó điều quan trọng nhấ là làm sao cho trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Các bậc phụ huynh cũng không nên quá quan tâm đến việc cho con học Toán hay Tiếng Anh… trong giai đoạn này.

Thực tế không phải đợi đến khi lớn trẻ mới phát triển EQ, ngay từ nhỏ, cha mẹ nên chú trọng đến sự phát triển EQ của con.

Chuyên gia cho biết trẻ rất thích những câu đố, có thể về hình ảnh, âm thanh hay thông qua hành động, nhưng cha mẹ hãy đặt ra những câu đố sau đó cùng con trả lời. Nhiệm vụ của cha mẹ là cần gợi mở, định hướng tư duy cho trẻ, đưa đến cho trẻ cảm giác kích thích, muốn được tìm hiểu, giải đáp, khi đó não bộ của trẻ sẽ tiếp nhận thông tin rất hiệu quả.

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cần kích thích sự tưởng tượng của trẻ, để từ đó trẻ được phát triển tư duy trừu tượng.

Thầy Đặng Minh Tuấn nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh CMCN 4.0 phát triển, những gì lặp đi lặp lại sẽ rất dễ thay thế bởi máy móc, song những gì thuộc về cảm xúc, sự sáng tạo của con người là không thể thay thế. Đây cũng chính là những điều các bậc phụ huynh cần giúp con có được. Nếu dạy trẻ ghi nhớ, hiểu kiến thức, mới chỉ dừng lại ở tầng nhận thức thấp. Cao hơn nữa, khi giáo dục trẻ cần hướng các con biết ứng dụng vào đời sống, và có tư duy sáng tạo.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, hàng trăm phụ huynh đã có cơ hội cùng tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng con. Hơn 200 cặp cha mẹ và các con trong độ tuổi mầm non được tham gia cuộc thi song ngữ siêu nhân nhí (Super Tots) với 3 vòng thi cùng nhiều câu hỏi lý thú thuộc các lĩnh vực khác nhau giúp trẻ khám phá kiến thức, thách thức bản thân và rèn luyện sự tự tin.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật
"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật

VOV.VN - Thời gian qua, các trường đại học đã lần lượt công bố phương thức tuyển sinh. Trong đó, học bạ vẫn được rất nhiều trường sử dụng độc lập hoặc kết hợp cho công tác xét tuyển. Đây được coi là nguyên nhân khiến việc “làm đẹp” học bạ thành phổ biến.

"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật

"Học bạ đẹp" - Đừng để giá trị ảo dẫn tới sai lầm thật

VOV.VN - Thời gian qua, các trường đại học đã lần lượt công bố phương thức tuyển sinh. Trong đó, học bạ vẫn được rất nhiều trường sử dụng độc lập hoặc kết hợp cho công tác xét tuyển. Đây được coi là nguyên nhân khiến việc “làm đẹp” học bạ thành phổ biến.

Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp
Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

VOV.VN - Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của chương trình GDPT 2018, các trường sư phạm đang mở thêm ngành mới, đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp Lịch sử - Địa lý và Khoa học Tự nhiên.

Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

VOV.VN - Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của chương trình GDPT 2018, các trường sư phạm đang mở thêm ngành mới, đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp Lịch sử - Địa lý và Khoa học Tự nhiên.

12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10
12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10

VOV.VN - Năm học 2024-2025, trên địa bản tỉnh Đắk Lắk sẽ có 12 trường THPT tổ chức tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức thi tuyển. các trường còn lại tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10

12 trường công lập ở Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10

VOV.VN - Năm học 2024-2025, trên địa bản tỉnh Đắk Lắk sẽ có 12 trường THPT tổ chức tuyển sinh lớp 10 bằng hình thức thi tuyển. các trường còn lại tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10
Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

VOV.VN - Với bài thi môn Tiếng Anh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, giáo viên lưu ý, kiến thức thi trải dài khối THCS, nhiều phần bài cơ bản nên dù học sinh có học lực trung bình hay khá giỏi, cũng cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, đọc kỹ yêu cầu bài để không đưa ra lựa chọn sai hay chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

VOV.VN - Với bài thi môn Tiếng Anh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, giáo viên lưu ý, kiến thức thi trải dài khối THCS, nhiều phần bài cơ bản nên dù học sinh có học lực trung bình hay khá giỏi, cũng cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, đọc kỹ yêu cầu bài để không đưa ra lựa chọn sai hay chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc.