Năm 2024, các trường sư phạm khẩn trương mở ngành đào tạo giáo viên dạy tích hợp

VOV.VN - Để đáp ứng nhu cầu dạy và học của chương trình GDPT 2018, các trường sư phạm đang mở thêm ngành mới, đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp Lịch sử - Địa lý và Khoa học Tự nhiên.

TS Nguyễn Duy Nhiên, Trưởng khoa Triết học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, năm 2024, Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển bao gồm xét dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT, xét dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực và thi năng khiếu, xét học bạ THPT, kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Một trong những điểm mới nhất của mùa tuyển sinh 2024 là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tuyển sinh 2 ngành mới gồm Lịch sử - Địa lý và Khoa học tự nhiên. Tổng chỉ tiêu cho cả 2 ngành này khoảng 100 em.

“Nhiều người đặt câu hỏi tại sao Trường ĐH Sư phạm Hà Nội không mở 2 ngành này sớm hơn. Nhưng với trách nhiệm và sự thận trọng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, nghiên cứu cũng như thực tiễn, nhà trường mới đề xuất với Bộ GD-ĐT xin mở ngành.

Thực tế 1 giáo viên có thể dạy tốt môn Hóa hoặc môn Sinh hay Vật lý, nhưng khi sáp nhập, theo đúng bản chất tích hợp, thì 1 bài học cần chứa cả kiến thức 3 môn học trên, với Lịch sử và Địa lý cũng vậy. Tích hợp không phải sự cộng lại các môn học một cách cơ học. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với vai trò là “máy cái” trong đào tạo giáo viên cần phải tạo ra đội ngũ giáo viên thể hiện đúng bản chất của việc dạy và học tích hợp”, TS Nguyễn Duy Nhiên cho biết.

Còn tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, Trưởng phòng Đào tạo thông tin, năm 2023, nhà trường đã mở ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý, năm 2024 tiếp tục tuyển sinh ngành này và bắt đầu tuyển thêm ngành sư phạm Khoa học Tự nhiên.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, dù đội ngũ giảng viên đào tạo ngành Khoa học tự nhiên nằm ở 3 khoa khác nhau gồm Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh, song tất cả giảng viên đều đã sẵn sàng cho việc dạy học tích hợp.

Trước khi mở ngành, đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cũng thường xuyên tham gia bồi dưỡng dạy học tích hợp cho giáo viên các địa phương trên cả nước.

Cũng theo Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, trong chương trình đào tạo tích hợp, sinh viên cũng sẽ được học cách khai thác, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc thiết kế bài giảng cũng như sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình dạy học.

Để đảm bảo công tác đào tạo, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 hiện đang làm việc với một số trường đại học danh tiếng và chuyên gia nước ngoài, bắt tay vào xây dựng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đối với 2 ngành tích hợp.

Tương tự, năm 2024, Trường ĐH Sư phạm Vinh cũng mở thêm 2 ngành mới là Sư phạm Lịch sử - Địa lý và Khoa học tự nhiên. Đại diện nhà trường cho biết, trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra yêu cầu cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hoá học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên. Đối với môn Lịch sử - Địa lý, đây là môn học tích hợp giữa 2 môn Lịch sử - Địa lý.

Việc mở thêm mã ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Sư phạm Lịch sử - Địa lý tạo ra cơ hội mới cho các bạn sinh viên có thêm nhiều lựa chọn khi theo đuổi khối ngành Sư phạm. Ở hai ngành học mới này, sinh viên có thể học tích hợp nhiều môn học, học tập nâng cao trình độ lên thạc sĩ các ngành liên quan với tư cách ngành phù hợp mà không cần bổ túc kiến thức. Sinh viên cũng có thể học ngành 2 các ngành trong tổ hợp liên quan với tỷ lệ môn học thay thế lên tới trên 35%.

Đánh giá cao sự vào cuộc nhanh chóng của các Trường Sư phạm trong việc đào tạo, bổ sung nguồn giáo viên dạy tích hợp cho Chương trình GDPT mới, tuy nhiên PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu Trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, các trường cần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, ngay cả khi đã làm tốt cần làm tốt hơn nữa.

Bên cạnh đó, các trường cũng cần lưu ý đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trưởng, bởi hiện nay nhiều trường THCS đã đủ biên chế dạy các môn đơn như Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Do đó việc tăng biên chế giáo viên dạy các môn tích hợp ở các trường THPT cũng cần tính toán kỹ trong thời gian tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10
Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

VOV.VN - Với bài thi môn Tiếng Anh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, giáo viên lưu ý, kiến thức thi trải dài khối THCS, nhiều phần bài cơ bản nên dù học sinh có học lực trung bình hay khá giỏi, cũng cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, đọc kỹ yêu cầu bài để không đưa ra lựa chọn sai hay chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

Giáo viên chỉ ra những lỗi mà học sinh giỏi cũng mắc khi làm bài thi Tiếng Anh vào 10

VOV.VN - Với bài thi môn Tiếng Anh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, giáo viên lưu ý, kiến thức thi trải dài khối THCS, nhiều phần bài cơ bản nên dù học sinh có học lực trung bình hay khá giỏi, cũng cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ, đọc kỹ yêu cầu bài để không đưa ra lựa chọn sai hay chủ quan dẫn đến mất điểm đáng tiếc.

Chỉ “chạy xô” các “lò" luyện thi khó đạt điểm cao kỳ thi đánh giá năng lực
Chỉ “chạy xô” các “lò" luyện thi khó đạt điểm cao kỳ thi đánh giá năng lực

VOV.VN - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, nếu chỉ “học tủ” sẽ khó đáp ứng được các bài thi chuẩn hóa như đánh giá năng lực. Trong khi đó hầu hết thí sinh khi đi luyện thi sẽ đều học theo những dạng mẫu chung, bởi vậy rất khó đạt điểm cao nếu các em chỉ tập trung ôn tại các “lò luyện”. Việc quan trọng hơn cả là thí sinh cần dành thời gian tự học, hệ thống lại kiến thức.

Chỉ “chạy xô” các “lò" luyện thi khó đạt điểm cao kỳ thi đánh giá năng lực

Chỉ “chạy xô” các “lò" luyện thi khó đạt điểm cao kỳ thi đánh giá năng lực

VOV.VN - GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, nếu chỉ “học tủ” sẽ khó đáp ứng được các bài thi chuẩn hóa như đánh giá năng lực. Trong khi đó hầu hết thí sinh khi đi luyện thi sẽ đều học theo những dạng mẫu chung, bởi vậy rất khó đạt điểm cao nếu các em chỉ tập trung ôn tại các “lò luyện”. Việc quan trọng hơn cả là thí sinh cần dành thời gian tự học, hệ thống lại kiến thức.

Chưa quyết phương án tuyển sinh lớp 10, Đắk Lắk tăng cường tư vấn học nghề
Chưa quyết phương án tuyển sinh lớp 10, Đắk Lắk tăng cường tư vấn học nghề

VOV.VN - Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, năm học 2023 - 2024 sẽ kết thúc. Thế nhưng đến thời điểm này, UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa ra quyết định sẽ chọn phương thức nào cho kỳ tuyển sinh lớp 10. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đang tăng cường tổ chức tư vấn tuyển sinh, giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh THCS để các em có thể lựa chọn hướng đi phù hợp.

Chưa quyết phương án tuyển sinh lớp 10, Đắk Lắk tăng cường tư vấn học nghề

Chưa quyết phương án tuyển sinh lớp 10, Đắk Lắk tăng cường tư vấn học nghề

VOV.VN - Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, năm học 2023 - 2024 sẽ kết thúc. Thế nhưng đến thời điểm này, UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa ra quyết định sẽ chọn phương thức nào cho kỳ tuyển sinh lớp 10. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đang tăng cường tổ chức tư vấn tuyển sinh, giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh THCS để các em có thể lựa chọn hướng đi phù hợp.

Yêu cầu các trường kiểm soát giờ làm thêm của sinh viên là bất khả thi
Yêu cầu các trường kiểm soát giờ làm thêm của sinh viên là bất khả thi

VOV.VN - Quy định cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc trong kỳ nghỉ là khó khả thi vì kỳ nghỉ thường các em không sinh hoạt tại trường.

Yêu cầu các trường kiểm soát giờ làm thêm của sinh viên là bất khả thi

Yêu cầu các trường kiểm soát giờ làm thêm của sinh viên là bất khả thi

VOV.VN - Quy định cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc trong kỳ nghỉ là khó khả thi vì kỳ nghỉ thường các em không sinh hoạt tại trường.