Các bệ phóng S-400 của Nga ở Syria sẽ được tái triển khai ra sao?

VOV.VN - Bốn bệ phóng S-400 của Nga ở Syria vẫn đang chờ được tái triển khai, với kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là chúng sẽ được đưa tới mặt trận Ukraine, tuy nhiên các nhà phân tích không loại trừ khả năng chúng được chuyển tới Libya.

Theo các báo cáo, đầu tháng này, 4 trong số 6 bệ phóng S-400 mà Nga chuyển đến căn cứ không quân Hmeimim ở miền Nam Syria cách đây vài năm, đã được di chuyển đến Tartus. Từ Tartus, chúng sẽ được đưa lên tàu vận tải và chuyển tới một địa điểm khác.

Quyết định di chuyển các bệ phóng S-400 cho thấy có sự thay đổi rõ rệt trong tình hình tại Syria.

Mặc dù Hmeimim vẫn nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của Nga, nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng, sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, Nga sẽ di dời một lượng lớn thiết bị quân sự khỏi đây.

Quân đội Nga đang điều chỉnh lại việc phân bổ các tài sản chiến lược để thích ứng với những thực tế chính trị mới tại khu vực, khi chính quyền cũ – vốn là đồng minh của Moscow đã không còn.

Các nguồn tin thân cận với tình báo quân sự cho biết tàu vận tải của Nga hiện đang di chuyển quanh cảng Tartus do vẫn chưa nhận được sự cho phép từ chính quyền mới ở Syria để vào cảng bốc xếp thiết bị.

Câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra là liệu 4 bệ phóng S-400 của Nga ở Syria sẽ được tái bố trí như thế nào.

Theo một số nhà phân tích, một số thiết bị sẽ được chuyển tới Libya. Nga sẽ sử dụng chúng để tăng cường sự hiện diện quân sự tại quốc gia Bắc Phi, nơi giao tranh giữa các lực lượng được Nga hậu thuẫn và các nhóm được phương Tây hậu thuẫn đang gia tăng. Điều này sẽ giúp Nga củng cố vị thế chiến lược, tạo thêm cơ hội để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Việc tái bố trí nguồn lực theo hướng này không chỉ tượng trưng cho sự gia tăng ảnh hưởng của Nga tại các khu vực chiến lược mà còn chứng mình rằng Moscow không ngần ngại thay đổi chiến lược và điều chỉnh nguồn lực quân sự dựa trên những thay đổi chính trị và quân sự ở Syria cũng như nhiều nơi khác.

Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự vẫn cho rằng khả năng 4 bệ phóng S-400 của Nga ở Syria được chuyển đến Libya là rất thấp, nhất là khi xét đến sự cần thiết của chúng trên chiến trường Ukraine.

Nếu các bệ phóng này được triển khai trên mặt trận Ukraine, chúng sẽ đóng vai trò chiến lược trong hệ thống phòng không nhằm bảo vệ lực lượng Nga. Khả năng cao là chúng sẽ được sử dụng để bảo vệ không phận trên các khu vực mà Nga hiện đang kiểm soát ở Ukraine.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga đổ lỗi cho Mỹ về việc chính quyền Assad sụp đổ ở Syria
Nga đổ lỗi cho Mỹ về việc chính quyền Assad sụp đổ ở Syria

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng, phần lớn nguyên nhân dẫn đến việc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ là do Mỹ.

Nga đổ lỗi cho Mỹ về việc chính quyền Assad sụp đổ ở Syria

Nga đổ lỗi cho Mỹ về việc chính quyền Assad sụp đổ ở Syria

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Lavrov cho rằng, phần lớn nguyên nhân dẫn đến việc chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ là do Mỹ.

Mỹ và Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ quân sự Nga ở Syria?
Mỹ và Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ quân sự Nga ở Syria?

VOV.VN - Cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR) cho rằng, Mỹ và Anh đang có ý định sử dụng các chiến binh khủng bố để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự của Nga ở Syria.

Mỹ và Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ quân sự Nga ở Syria?

Mỹ và Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ quân sự Nga ở Syria?

VOV.VN - Cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR) cho rằng, Mỹ và Anh đang có ý định sử dụng các chiến binh khủng bố để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự của Nga ở Syria.

Nguy cơ mất căn cứ hải quân ở Syria, Nga chuyển hướng sang Libya
Nguy cơ mất căn cứ hải quân ở Syria, Nga chuyển hướng sang Libya

VOV.VN - Những thách thức ở Syria dường như đang thúc đẩy Nga tăng cường hiện diện ở miền Đông Libya.

Nguy cơ mất căn cứ hải quân ở Syria, Nga chuyển hướng sang Libya

Nguy cơ mất căn cứ hải quân ở Syria, Nga chuyển hướng sang Libya

VOV.VN - Những thách thức ở Syria dường như đang thúc đẩy Nga tăng cường hiện diện ở miền Đông Libya.