Cận cảnh 4 chiến đấu cơ “sát thủ” cận chiến hàng đầu thế giới

VOV.VN - Trong danh sách này, ngoài những cái tên đã “trở thành huyền thoại” như Su-25 của Nga hay A-10 của Mỹ còn có 1 “cánh chim lạ” đến từ Brazil.

Dù đã đi vào hoạt động được gần 40 năm, Su-25 Grach vẫn cho thấy uy lực hết sức đáng sợ của mình trong các cuộc cận chiến. Ảnh: Quân đội Nga
Su-25 được trang bị rất nhiều vũ khí mạnh giúp chiến đấu cơ này dễ dàng chiếm ưu thế trong các cuộc "đấu tay đôi" với máy bay địch. Ảnh: Quân đội Nga
Cụ thể, Su-25 được trang bị cả súng và các loại tên lửa không đối không dẫn đường và tên lửa truyền thống. Ảnh: Quân đội Nga
Ngoài ra, Su-25 còn được trang bị tên lửa không đối đất, và bom để tham gia các chiến dịch hỗ trợ binh sĩ trên bộ. Ảnh: Quân đội Nga
A-10 Thunderbolt II là chiến đấu cơ cực mạnh của Mỹ được đưa vào sử dụng từ năm 1977. Ảnh: Không quân Mỹ
Dù từng bị nghi ngờ là chậm chạp và có sức chiến đấu yếu hơn hẳn so với các tiêm kích hàng đầu cùng thời như F-15 và F-16, A-10 Thunderbolt II nhanh chóng giành lấy danh tiếng hàng đầu của mình. Ảnh: Không quân Mỹ
Vũ khí cực mạnh của A-10 Thunderbolt II trong các cuộc cận chiến chính là súng máy với khả năng "xuyên giáp" lên tới 30mm.
Sức mạnh của A-10 Thunderbolt II được khẳng định trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc" khi cường kích này đã tiêu diệt được tới 3.000 xe quân sự của Iraq trong khi chỉ bị thiệt hại 7 chiếc. Ảnh: Không quân Mỹ
Đứng thứ 3 trong danh sách này là "cánh chim lạ" từ Brazil EMB-314 Super Tucano. Ảnh: Không quân Brazil
EMB-314 Super Tucano gây ấn tượng cực mạnh bởi khả năng công thủ toàn diện của mình.
EMB-314 Super Tucano được trang bị giáp Kevlar 12,7mm khiến đối phương rất khó bắn hạ. Ảnh: Không quân Brazil
Trong khi đó, EMB-314 Super Tucano dễ dàng áp đảo đối phương với một loạt vũ khí cực mạnh như súng 20mm, rocket và bom thông thường cùng hệ thống hỗ trợ cận chiến siêu việt.
Đứng cuối trong danh sách là chiến đấu cơ đa nhiệm Rafale Dassault của châu Âu. Đây là chiến đấu cơ được Pháp và Tây Đức phát triển trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Rafale Dassault được thiết kế để tiêu diệt cả các mục tiêu di động và cố định trên không và trên bộ.
Rafale Dassault được trang bị các loại vũ khí cực mạnh như pháo 30mm DEFA 552, 2 súng máy 12,7mm cùng các loại bom thông minh và truyền thống.
Không chỉ cận chiến cực tốt, Rafale Dassault còn có thể đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát và hậu cần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh tiêm kích Mig-29 “chuyên gia cận chiến” của Không quân Nga
Cận cảnh tiêm kích Mig-29 “chuyên gia cận chiến” của Không quân Nga

VOV.VN - Dù không được trang bị nhiều vũ khí nhưng MiG-29 vẫn được coi là đối thủ đáng sợ đối với cả những tiêm kích hiện đại hơn nhiều như F/A-18 của Mỹ.

Cận cảnh tiêm kích Mig-29 “chuyên gia cận chiến” của Không quân Nga

Cận cảnh tiêm kích Mig-29 “chuyên gia cận chiến” của Không quân Nga

VOV.VN - Dù không được trang bị nhiều vũ khí nhưng MiG-29 vẫn được coi là đối thủ đáng sợ đối với cả những tiêm kích hiện đại hơn nhiều như F/A-18 của Mỹ.

Tiêm kích MiG-29: Sát thủ cận chiến “huyền thoại” của Không quân Nga
Tiêm kích MiG-29: Sát thủ cận chiến “huyền thoại” của Không quân Nga

VOV.VN - Với tốc độ cực cao và khả năng linh hoạt đáng kinh ngạc, MiG-29 đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các tiêm kích hàng đầu của đối phương.

Tiêm kích MiG-29: Sát thủ cận chiến “huyền thoại” của Không quân Nga

Tiêm kích MiG-29: Sát thủ cận chiến “huyền thoại” của Không quân Nga

VOV.VN - Với tốc độ cực cao và khả năng linh hoạt đáng kinh ngạc, MiG-29 đã trở thành "cơn ác mộng" đối với các tiêm kích hàng đầu của đối phương.