Chi tiêu cho quốc phòng của các nước NATO
VOV.VN - Được thành lập sau Thế chiến II, mục tiêu ban đầu của NATO là đảm bảo hòa bình ở châu Âu, thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên và chống lại mối đe dọa từ Liên Xô. Hiện liên minh này gồm 30 quốc gia, những nước có quân đội và mức chi tiêu quốc phòng rất khác nhau.
Sau Mùa xuân Crimea năm 2014, các thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu tăng chi tiêu quốc phòng. Tổng ngân sách của NATO năm 2017 lên tới con số kỷ lục là 946 tỷ USD; so với năm 2016, con số này tăng 4,3%.
Một ước tính thay đổi thực tế hàng năm gần đây về chi tiêu 4,1% trong liên minh quân sự, cho thấy, các thành viên đóng góp nhiều hơn 0,6% so với năm trước. Mục tiêu đã được thống nhất đối với các thành viên NATO ở châu Âu là dành 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024, nhưng nhiều quốc gia không đạt được.
Mỹ chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn bất kỳ quốc gia NATO nào khác. Theo ước tính năm 2021, chi tiêu quốc phòng của cường quốc này đạt gần 811 tỷ USD, tương đương 3,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của tất cả các quốc gia NATO khác cộng lại được dự đoán là 363 tỷ USD, có nghĩa là Mỹ sẽ chi nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại 448 tỷ USD.
Ước tính năm 2020, được công bố vào tháng 3 cho thấy, chi tiêu quốc phòng của Vương quốc Anh năm 2019 tăng từ 2,1% lên 2,32%. London dự kiến chi khoảng 73 tỷ USD trong năm 2021, tương đương 2,29% GDP, đứng thứ hai. Dữ liệu của NATO ước tính chi tiêu quốc phòng của Vương quốc Anh năm 2021 tính theo phần trăm GDP đã giảm từ 2,32% năm 2020 xuống 2,29%.
Đáng chú ý, dữ liệu cũng cho thấy Mỹ đã tụt lại phía sau Hy Lạp về tỷ lệ chi tiêu, cường quốc này chi 3,52% GDP so với con số 3,82% của Hy Lạp. Tỷ lệ Croatia nằm ở vị trí thứ ba với 2,79%, trong khi Estonia (2,28%), Latvia (2,27%), Ba Lan (2,1%), Lithuania (2,03%), Romania (2,02%) và Pháp (2,01%). 10 thành viên hiện đang đáp ứng hoặc vượt ngưỡng 2% của NATO bao gồm Mỹ, Anh, Hy Lạp, Croatia, Estonia, Latvia, Ba Lan, Litva, Romania và Pháp.
Canada đứng ở vị trí thứ 25 trong danh sách, chi tiêu 1,39% GDP cho quốc phòng. Đức chi 1,2% GDP cho quốc phòng vào năm 2018 và hiện đang trên đà chi 1,5%, (vẫn thấp hơn tiêu chí của NATO). Với con số tổng thể cao thứ ba trong liên minh vào năm 2021, Đức chi tiêu tương đương 65 tỷ USD.
Luxembourg đứng cuối danh sách với mức chi tiêu 474 triệu USD, tương đương 0,57%, GDP và hiện là quốc gia duy nhất được ước tính dưới 1%, trong khi Bỉ (1,12%) và Tây Ban Nha (1,02%) cũng nằm ở ba nước cuối bảng. Iceland, quốc gia không có bất kỳ lực lượng vũ trang nào, không có tên trong danh sách.
Trên thực tế, Iceland là thành viên NATO duy nhất không có quân đội. Toàn bộ lực lượng quân sự hóa của quốc đảo này là lực lượng bảo vệ bờ biển, gồm 130 nhân viên, cùng bốn tàu tuần tra, một máy bay và ba trực thăng. Theo một thỏa thuận với Mỹ, an ninh của Iceland được đảm bảo bởi các lực lượng vũ trang của cường quốc này, nhưng không có sự triển khai thường trực của quân Mỹ trên đảo. Iceland hoạt động như một tàu sân bay không thể chìm của NATO. Phần đóng góp của Iceland vào tổng ngân sách của Liên minh là nhỏ nhất trong số tất cả các nước tham gia hiệp định và dưới 0,05%.
Ngoài chi tiêu quốc phòng, việc điều hành một liên minh chính trị xuyên lục địa tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Các thành viên đã sắp xếp các cơ chế để phân chia đồng đều các chi phí của liên minh NATO, gồm lương nhân viên dân sự và chi phí vận hành trụ sở NATO; điều hành các Bộ Tư lệnh chiến lược, hoạt động chung, cảnh báo sớm và hệ thống radar, huấn luyện...; hệ thống thông tin liên lạc quân sự, bến cảng, sân bay và nguồn cung cấp nhiên liệu…
Theo Global Firepower, chỉ 5 thành viên NATO (Mỹ, Anh, Đức, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể tự hào rằng lực lượng vũ trang của họ nằm trong số mười đội quân hiệu quả nhất hành tinh. Trong khi xung đột giữa các quốc gia đang trở nên ít hơn, các mối đe dọa đối với an ninh chung của các đồng minh NATO vẫn chưa biến mất. Mặc dù các quốc gia NATO có thể có ý kiến khác nhau về số tiền chính xác mà mỗi quốc gia nên đóng góp, nhưng gia tăng chi tiêu quốc phòng là xu thế trong tương lai gần./.