Mỹ tăng cường vai trò của máy bay ném bom tàng hình B-21 trong chiến lược mới

VOV.VN - Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong chiến lược duy trì ưu thế trên không của Không quân Mỹ trong tương lai

Ngày 25/10, Tướng David Allvin cho biết Không quân Mỹ vẫn xem xét khả năng B-21 có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong chiến lược duy trì ưu thế trên không.

Trong nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã triển khai Chiến lược Thống trị Trên không Thế hệ tiếp theo (NGAD) - một hệ thống bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu (thay thế F-22 Raptor) và các máy bay không người lái hỗ trợ. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ được trao hợp đồng vào năm 2024.

Mùa hè vừa qua, Không quân Mỹ đã tạm dừng dự án NGAD do chi phí dự kiến quá cao. Theo Bộ trưởng Không quân Frank Kendall, với tầm nhìn ban đầu, dự án này có thể tiêu tốn gấp ba lần chi phí của F-35, với mức giá lên đến 300 triệu USD một chiếc chiến đấu cơ.

Sau đó, Không quân Mỹ đã tiến hành điều chỉnh thiết kế NGAD cùng với khái niệm “duy trì ưu thế trên không” nhằm đối phó với các đối thủ lớn bằng chi phí phải chăng hơn.

Không quân Mỹ đã xem xét mở rộng vai trò của B-21, được cho là có thể hạn chế sự leo thang chi phí thường thấy ở các chương trình lớn, trong chiến lược mới của mình. Lực lượng này vẫn giữ nguyên kế hoạch mua ít nhất 100 chiếc trong thời gian tới theo lời Tướng Allvin.

Northrop Grumman quảng bá B-21 là máy bay thế hệ thứ sáu đầu tiên với khả năng tàng hình tiên tiến, chia sẻ dữ liệu và kiến trúc hệ thống mở. Chiếc B-21 đầu tiên đã bắt đầu thử nghiệm bay vào tháng 11/2023 tại Căn cứ Không quân Edwards, California và hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Khi quá trình thử nghiệm B-21 tiến triển, Tướng Allvin hy vọng Không quân Mỹ có thể hiểu rõ hơn về khả năng của máy bay ném bom này và thêm tin tưởng vào năng lực của nó. Ông cũng ca ngợi cách điều hành chương trình B-21, cho rằng điều này có thể giúp Không quânMỹ dễ dàng xác định số lượng máy bay chiến đấu sẽ mua.

“Chúng tôi không thấy hiện tượng tăng giá thường thấy, và có lý do để tin rằng điều này sẽ không xảy ra,” ông Allvin nói.

Trong cuộc gọi báo cáo thu nhập ngày 24/10, Giám đốc điều hành Kathy Warden cho biết Northrop Grumman dự kiến sẽ nhận được hợp đồng sản xuất B-21 theo tỷ lệ thấp tiếp theo vào cuối năm nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lợi thế bất ngờ của chiến cơ Su-57 khiến tiêm kích F-16 phải “đứng hình”
Lợi thế bất ngờ của chiến cơ Su-57 khiến tiêm kích F-16 phải “đứng hình”

VOV.VN - Tiêm kích Su-57 của Nga có rất nhiều lợi thế, khiến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay trinh sát cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) Saab 340B của Ukraine khó bắt kịp

Lợi thế bất ngờ của chiến cơ Su-57 khiến tiêm kích F-16 phải “đứng hình”

Lợi thế bất ngờ của chiến cơ Su-57 khiến tiêm kích F-16 phải “đứng hình”

VOV.VN - Tiêm kích Su-57 của Nga có rất nhiều lợi thế, khiến máy bay chiến đấu F-16 và máy bay trinh sát cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AEW&C) Saab 340B của Ukraine khó bắt kịp

Giải mã ý đồ của Nga khi treo 2 tên lửa Kh-59M2 bên ngoài siêu tiêm kích Su-57
Giải mã ý đồ của Nga khi treo 2 tên lửa Kh-59M2 bên ngoài siêu tiêm kích Su-57

VOV.VN - Video được công bố hôm 19/10 cho thấy, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga mang theo hai tên lửa Kh-59M2. Điều này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi bởi thông thường máy bay chiến đấu tàng hình được thiết kế để mang vũ khí bên trong vì việc lắp đặt vũ khí trên giá treo bên ngoài sẽ làm tăng đáng kể tiết diện radar (RCS) và giảm khả năng tàng hình của chúng.

Giải mã ý đồ của Nga khi treo 2 tên lửa Kh-59M2 bên ngoài siêu tiêm kích Su-57

Giải mã ý đồ của Nga khi treo 2 tên lửa Kh-59M2 bên ngoài siêu tiêm kích Su-57

VOV.VN - Video được công bố hôm 19/10 cho thấy, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga mang theo hai tên lửa Kh-59M2. Điều này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi bởi thông thường máy bay chiến đấu tàng hình được thiết kế để mang vũ khí bên trong vì việc lắp đặt vũ khí trên giá treo bên ngoài sẽ làm tăng đáng kể tiết diện radar (RCS) và giảm khả năng tàng hình của chúng.

Lý do hồi kết của dòng tiêm kích F-16 vẫn chưa điểm
Lý do hồi kết của dòng tiêm kích F-16 vẫn chưa điểm

VOV.VN - Tuy ra đời từ lâu, dòng máy bay tiêm kích F-16 vẫn có một vị trí đặc biệt trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà Ukraine rất khát khao loại máy bay này để sử dụng trong xung đột với Nga. Có lẽ hồi kết của dòng chiến đấu cơ F-16 vẫn chưa tới như một số người nhận định.

Lý do hồi kết của dòng tiêm kích F-16 vẫn chưa điểm

Lý do hồi kết của dòng tiêm kích F-16 vẫn chưa điểm

VOV.VN - Tuy ra đời từ lâu, dòng máy bay tiêm kích F-16 vẫn có một vị trí đặc biệt trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà Ukraine rất khát khao loại máy bay này để sử dụng trong xung đột với Nga. Có lẽ hồi kết của dòng chiến đấu cơ F-16 vẫn chưa tới như một số người nhận định.