Liệu Trung Quốc có triển khai quân đội đến Syria?

VOV.VN - Trung Quốc mới thông qua luật chống khủng bố với điều khoản cho phép triển khai quân ở nước ngoài để chống khủng bố. Liệu họ sẽ tham chiến ở Syria?

Mới đây giới lập pháp Trung Quốc lần đầu tiên thông qua một luật chống khủng bố. Đối với giới quan sát nước ngoài, điều khoản thú vị nhất của bộ luật mới này là điều khoản cho phép quân đội Trung Quốc tham gia vào các sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài. Liệu Trung Quốc có tham gia chiến dịch chống khủng bố của Syria, Nga và Iran ở Syria?

Quân đội Trung Quốc (Ảnh AFP).

Bình luận về luật chống khủng bố mới của Trung Quốc, và đặc biệt là điều khoản cho phép Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tham gia các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujin nhấn mạnh rằng Trung Quốc có một thái độ “chủ động” trong lĩnh vực hợp tác quốc tế chống khủng bố.

“Tôn trọng chủ quyền quốc gia”

Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ dành cho phóng viên, ông Yang giải thích rằng nếu quân đội Trung Quốc được triển khai ở nước ngoài vì mục đích chống khủng bố thì họ sẽ tôn trọng đầy đủ các thông lệ quốc tế, bao gồm cả chủ quyền các quốc gia.

Phát ngôn viên này nhấn mạnh: “Các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài của quân đội Trung Quốc và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân phải tôn trọng các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, tuân thủ các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế và tôn trọng đầy đủ chủ quyền của nước liên quan”.

Sau khi luật này được thông qua, nhanh chóng xuất hiện đồn đoán cho rằng Trung Quốc có thể triển khai quân sang Syria để chống lại các chiến binh thánh chiến, bao gồm các phần tử cực đoan của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (được al-Qaeda hậu thuẫn), hoạt động ở tỉnh Tân Cương (phía Tây Trung Quốc).

Trước đó có thông tin cho rằng các chiến binh của tổ chức trên sang Syria để chiến đấu bên các chiến binh thánh chiến ở đó, và một số kẻ như vậy đã trở về quê nhà để thực hiện các cuộc tấn công ở miền Tây Trung Quốc.

Nhưng liệu có sự thực nào trong các tin đồn này? Theo nhà báo Nga Anton Mardasov, ít có khả năng như vậy.

Trong một bài báo của ông này trên tờ báo Nga Svobodnaya Pressa, Mardasov viết: “Đáng nhớ là, chẳng bao lâu sau khi Nga can thiệp vào xung đột ở Syria, truyền thông địa phương đầy các tin tức cho biết một hạm đội Trung Quốc do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu đã vượt qua kênh đào Suez để tham gia vào cuộc chiến ủng hộ cho chính phủ Syria”.

Tuy nhiên, nhà báo Nga khẳng định, tin đồn đó nhanh chóng bị bác bỏ.

Duy trì quan hệ tốt với đối thủ của Tổng thống Syria

Trong một bài báo khác trên tờ báo của quân đội Nga Voyenno-promyshlennyy Kuryer, tác giả Alexandr Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự, giải thích rằng Bắc Kinh dường như chưa sẵn sàng từ bỏ chính sách duy trì quan hệ tốt với các nước trong khu vực ủng hộ việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia.

Trong khi đó, nhà báo Mardasov nhận xét rằng một số chuyên gia tin rằng lợi ích (nếu có) của Trung Quốc trong việc tiêu diệt các phần tử khủng bố ở nước ngoài bắt nguồn từ thực tế là, giống như tổ chức IS ở Iraq và Syria, Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan đe dọa tách Tân Cương khỏi Trung Quốc và tạo ra một Nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ riêng của mình. Ở Syria, các chuyên gia này nhấn mạnh rằng các chiến binh thánh chiến tộc Duy Ngô Nhĩ liên kết với Mặt trận al-Nusra và IS có căn cứ riêng và các trung tâm huấn luyện.

Hồi tháng 10/2015, các quan sát viên Nga phát hiện các bức ảnh các xe jeep quân sự Trung Quốc – được cho là do lục quân Syria sử dụng. Đây có thể là lần xác nhận đầu tiên về việc cung cấp thiết bị quân sự Trung Quốc cho các lực lượng chính phủ Syria. Điều này, theo trang blog quân sự Nga BMPD, có thể là dấu hiệu về việc Trung Quốc đã từ bỏ quan điểm mà họ tuyên bố trước đây, đó là họ sẽ không ủng hộ về mặt quân sự cho bất cứ bên nào tham gia vào xung đột này.

BMPD viết: “Trong cuộc chiến tranh ở Syria, một lượng lớn vũ khí Trung Quốc đã được sử dụng, bao gồm hệ thống chống tăng HJ-8 MANPADS FN-5, các loại súng bộ binh và vũ khí hạng nhẹ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp thì vũ khí được chuyển sang các nhóm nổi dậy Syria là từ các lực lượng quân đội Arab hoặc từ việc các phần tử Hồi giáo cực đoan chiếm được các kho vũ khí của Iraq. Rõ ràng, giờ đây quan điểm của Trung Quốc về vấn đề trợ giúp quân sự và kỹ thuật quân sự cho giới chức Syria đã bắt đầu thay đổi”.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với tờ Svobodnaya Pressa, Alexei Maslov – hiệu trưởng trường châu Á học tại Trường Kinh tế Moscow, giải thích rằng sau khi Nga can thiệp vào khủng hoảng Syria, Bắc Kinh đã tích cực xem xét khả năng có tham gia liên minh chống IS của Nga và Syria hay không. Cuối cùng thì, theo nhà phân tích này, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định rằng động thái can thiệp như thế sẽ không phục vụ lợi ích của đất nước.

Cục diện ổn định

Maslov lưu ý: “Hơn bất cứ thứ nào khác, một động thái như vậy sẽ là vấn đề lớn xét từ góc độ hình ảnh của quốc gia này. Trong nhiều năm ròng, Trung Quốc chưa tham gia vào các cuộc xung đột ở nước ngoài, do e sợ điều này có thể dẫn tới một phản ứng tiêu cực, cả trong nước và ở nước ngoài”.

Tuy nhiên, Alexandr Larin – nghiên cứu sinh cao cấp tại Viện Viễn Đông học ở Moscow, nói với Mardasov rằng luật chống khủng bố mới của Trung Quốc cho phép Quân giải phóng Trung Quốc thực hiện các chiến dịch chống khủng bố ở nước ngoài sẽ tự nhiên làm nảy sinh các đồn đoán.

Chuyên gia này nhận xét thêm: “Điều này có thể là một trong các nhân tố khiến một số chuyên gia và hãng truyền thông có ấn tượng rằng Trung Quốc có thể tham gia vào xung đột Syria. Ý tưởng này được củng cố bằng thực tế là bên phía các chiến binh ở Syria có một số phần tử Hồi giáo đến từ vùng Tân Cương của Trung Quốc”.

Nhưng Larin vẫn cho rằng theo quan điểm của ông, “Việc Trung Quốc can thiệp vào xung đột Syria rất ít khả năng xảy ra. Bắc Kinh duy trì chính sách giữ khoảng cách cân bằng với hầu hết các nước trên thế giới. Theo đó, họ có một đường lối đặc biệt trong vấn đề khủng hoảng Syria. Trung Quốc tuân thủ 3 nguyên tắc – giải quyết xung đột bằng giải pháp chính trị, phối hợp các lực lượng chống khủng bố, và trợ giúp nhân đạo. Cần lưu ý rằng Trung Quốc đang ở vị thế tương đối thuận lợi trong bối cảnh chiến sự chỉ do các nước khác thực hiện”.

Nhà phân tích tiếp tục: “Nhìn tổng thể, cho đến giờ tôi chưa thấy bất cứ dấu hiệu nghiêm túc nào cho thấy Bắc Kinh thực sự sẽ tham gia vào các chiến dịch quân sự ở Trung Đông. Rõ ràng Trung Quốc có lợi ích lớn từ một cục diện ổn định trong khu vực, đặc biệt là khi họ nhận được nhiều dầu từ các nước ở đó (chủ yếu là Iran), và đầu tư mạnh tại đây”.

Larin nhận xét: “Hơn nữa, chính thông qua Trung Đông mà con đường phía nam của Con đường Tơ lụa Mới sẽ mở rộng ra. Điều này cũng buộc Bắc Kinh phải làm cho tình hình dịu đi. Nhưng Trung Quốc ít khả năng sẽ mạo hiểm dính líu vào xung đột Syria, nhất là thông qua việc gửi quân sang đó, vì điều này sẽ đồng nghĩa với việc tham gia một liên minh và tự động tạo thêm đối thủ từ các liên minh khác. Như vậy mọi thứ cho đến giờ đều chỉ ra rằng Trung Quốc ít khả năng can thiệp trực tiếp vào chiến tranh Syria”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa “yên tâm” chống IS.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa “yên tâm” chống IS.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”
Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên
Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên

VOV.VN - Trung Quốc thông qua bộ luật chống khủng bố đầu tiên của nước này nhằm duy trì an ninh trong trước và thế giới trước mối đe dọa từ khủng bố.

Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên

Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố đầu tiên

VOV.VN - Trung Quốc thông qua bộ luật chống khủng bố đầu tiên của nước này nhằm duy trì an ninh trong trước và thế giới trước mối đe dọa từ khủng bố.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?