Tại sao chính phủ Đức khăng khăng chối bỏ F-35?

VOV.VN - Các lựa chọn chiến đấu cơ mới của không quân Đức đang không tối ưu hóa sức mạnh và vị thế của nước này, ngoại trừ trường hợp chiến đấu cơ F-35.

Hồi tuần trước, chính phủ Đức đã quyết định loại bỏ Lockheed Martin F-35 khỏi kế hoạch tái trang bị chiến đấu cơ thay thế cho các máy bay cường kích Tonardo bị loại biên. Việc này nhằm củng cố quan hệ hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa Đức và Pháp nhưng nó cũng khiến cho không quân Đức trở nên kém hiệu quả hơn cho đến khi một máy bay chiến đấu tiên tiến mới được phát triển bởi Pháp và Đức trở thành sự thực. Thời điểm đó nhanh nhất cũng phải đến năm 2040.

Một máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm F-35A Lightning II của Không quân Mỹ (Ảnh USAF)


Quyết định này cũng đẩy vai trò là nước đi đầu trong NATO của Đức lâm vào những tình thế khó khăn. Sau khi loại bỏ F-35 ra khỏi kế hoạch, Đức hiện có ba sự lựa chọn khác nhằm bổ sung cho không quân nước này. Họ có thể tăng cường thêm 90 máy bay trong kế hoạch mua mới 177 máy bay Eurofighter Typhoon nhằm tăng cường khả năng của không quân và tác chiến điện tử. 267 máy bay mới cùng chủng loại này sẽ khiến cho công tác huấn luyện, bảo dưỡng, bảo trì trở nên dễ dàng hơn nhưng không quân Đức sẽ như "tất cả trứng trong một giỏ" nếu như có bất cứ sự cố nghiêm trọng nào xảy ra với loại máy bay này sẽ khiến cho toàn bộ lực lượng bị "đóng băng". Và Typhoon không phải không có những sự cố của riêng nó.

Hiện nay, chính phủ Đức cũng đang quan tâm tích cực tới các chiến đấu cơ F-18 của Boeing. Đây hẳn sẽ là những chiến đấu cơ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến không đối đất và tác chiến điện tử tốt hơn dòng máy bay cũ. Nhưng sự lựa chọn này vẫn sẽ khiến cho Đức tụt hậu so với các đồng minh khi mà trong tương lai gần họ sẽ sớm sở hữu các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.

Và lựa chọn cuối cùng là sự tổng hòa giữa Typhoon và F-18. Nhưng hiện tại, không quân Đức không có bất cứ máy bay nào do Mỹ chế tạo nên một số chuyên gia quân sự không hài lòng với quyết định chọn F-18.

Cả ba lựa chọn thay thế đều không đảm bảo tối đa hóa sức mạnh không quân Đức và giữ vững vị trí lãnh đạo của nước này trong các lực lượng tác chiến không quân NATO. 

Phi đội F-35 của không quân Mỹ trong một lần biểu dương sức mạnh (Ảnh USAF)

Xét về mặt vận hành, F-35 sẽ là phi cơ tốt nhất trong khả năng đánh đất và tác chiến điện tử. Nó có khả năng tàng hình và kiểm soát tác chiến vượt xa Typhoon hay F-18. Nó là một chiến đấu cơ có thể bù đắp những khiếm khuyết do các chiến đấu cơ lỗi thời của các quốc gia đồng minh NATO mang lại. Nếu như không quân Đức cần phải vượt qua lưới lửa phòng không hạng nặng của đối phương trong một cuộc chiến tương lại, các phi công hẳn sẽ an tâm hơn với F-35. 

Hiện đã có 8 quốc gia thành viên NATO đã đồng ý mua F-35. Những quốc gia này sẽ sớm có những máy bay tấn công thế hệ thứ 5 có khả năng tương tác cao. Họ cũng sẽ bổ sung sức mạnh cho không lực NATO trong các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ bằng những máy bay tiên tiến nhất. Và khi không có F-35 trong tay, Đức sẽ không nằm trong các không lực xung kích và tất nhiên các phi công Đức sẽ chỉ được giao các nhiệm vụ phụ. 

Khả năng xâm nhập và sống sót của F-35 qua những nhiệm vụ trong giao tranh hạt nhân cũng vượt trội hơn Typhoon và F-18. F-35 sẽ có được chứng nhận tác chiến trong điều kiện chiến tranh hạt nhân trước khi giao hàng, trong khi việc này sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc của Đức. Không có gì lạ khi vị tư lệnh không quân Đức, Trung tướng Karl Muellner đã tuyên bố ủng hộ F-35. 

Vậy tại sao các nhà lãnh đạo chính phủ Đức lại khăng khăng chối bỏ F-35?

Ngân sách không phải là lý do. Dù F-35 có giá thành khá cao nhưng hiện nay chi phí sản xuất một chiếc F-35 đang giảm dần thầm chí trong tương lai không xa nó có giá bằng với Typhoon. Thời gian cũng không phải là câu trả lời thỏa đáng khi mà nhà sản xuất Lockheed cam kết họ có thể chuyển giao chiếc F-35 đầu tiên cho không quân Đức sau 3 năm kể từ khi hợp đồng được ký kết. 

Câu trả lời là chính trị và công nghiệp quốc phòng nước Đức là lý do cho quyết định nói trên. Chính phủ của bà Merkel là một liên minh đa đảng bao gồm Đảng Dân chủ Xã hội nắm giữ các vị trí chủ chốt trong Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính. Đảng Dân chủ Xã hội có xu hướng phủ quyết các khoản chi mạnh tay cho Quốc phòng và có chủ trương ôn hòa hơn về các vấn đề với LB Nga. 

Cùng với đó, hiện nay, Pháp và Đức đang xích lại gần nhau về các chính sách quốc phòng kể từ khi nước Anh đang "đào tẩu" khỏi EU còn Tổng thống Hoa Kỳ đang cảm thấy không mặn mà với NATO. Hiệp ước Aachen được ký kết gần đây đã cam kết hai quốc gia sẽ có những bước tiến hợp tác trong các chính sách quốc phòng và đối ngoại. Điểm nhấn của Hiệp ước này là một thỏa thuận giữa Pháp và Đức sẽ cùng nghiên cứu và phát triển một máy bay thế hệ thứ 5. Dassault và Airbus có kế hoạch sẽ dựa vào cơ sở 2 chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 Typhoon và Rafale để phát triển máy bay thế hệ kế tiếp này. Nếu Berlin quyết định mua F-35 để thay thế Tonardo thì sẽ ảnh hưởng về mặt nhu cầu với loại máy bay mới. 

Tất nhiên, lý do nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng chung cho châu Âu nói chung và 2 nước Đức - Pháp nói riêng cần được khuyến khích nhưng cũng không nên đem sự an toàn và sức mạnh của các đồng minh trong khối NATO đặt lên bàn cân thử thách. Đức cần phải xem xét lại các quyết định của mình, có thể họ không mua quá nhiều F-35 nhưng cũng cần phải có một số lượng đủ để duy trì vị thế và khả năng răn đe của nước này trong Liên minh NATO. Bởi sẽ không phải nước Đức mà chính các đồng minh vốn bị coi là yếu hơn tại châu Âu sẽ bị tác động tiêu cực bởi quyết định này./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Singapore lên kế hoạch mua tiêm kích F-35 của Mỹ thay thế máy bay cũ
Singapore lên kế hoạch mua tiêm kích F-35 của Mỹ thay thế máy bay cũ

VOV.VN - Máy bay chiến đấu F-35 của nhà sản xuất máy bay Mỹ Lockheed Martin là loại máy bay phù hợp nhất để thay thế cho dòng máy bay F-16 đã cũ.

Singapore lên kế hoạch mua tiêm kích F-35 của Mỹ thay thế máy bay cũ

Singapore lên kế hoạch mua tiêm kích F-35 của Mỹ thay thế máy bay cũ

VOV.VN - Máy bay chiến đấu F-35 của nhà sản xuất máy bay Mỹ Lockheed Martin là loại máy bay phù hợp nhất để thay thế cho dòng máy bay F-16 đã cũ.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có ý định mua 120 chiếc F-35 của Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có ý định mua 120 chiếc F-35 của Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng nước này có ý định mua 120 chiếc tiêm kích F-35 của Mỹ dù có nhiều hoài nghi việc chuyển giao có thể bị dừng.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có ý định mua 120 chiếc F-35 của Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có ý định mua 120 chiếc F-35 của Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng nước này có ý định mua 120 chiếc tiêm kích F-35 của Mỹ dù có nhiều hoài nghi việc chuyển giao có thể bị dừng.

Nhật Bản có thể mua thêm 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Nhật Bản có thể mua thêm 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn thay thế các máy bay F-15 không thể nâng cấp được bằng 100 chiếc F-35 mới.

Nhật Bản có thể mua thêm 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ

Nhật Bản có thể mua thêm 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn thay thế các máy bay F-15 không thể nâng cấp được bằng 100 chiếc F-35 mới.

F-35 sẽ được triển khai cho các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa
F-35 sẽ được triển khai cho các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa

VOV.VN - Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, máy bay F-35 sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các lực lượng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. 

F-35 sẽ được triển khai cho các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa

F-35 sẽ được triển khai cho các nhiệm vụ phòng thủ tên lửa

VOV.VN - Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, máy bay F-35 sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các lực lượng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa.