Phi công Mỹ kể về trải nghiệm khi chuyển từ F-16 sang tiêm kích F-35

VOV.VN - Nữ phi công Mỹ cho biết, việc chuyển đổi từ lái tiêm kích F-16 hiện đã 50 năm tuổi sang máy bay tàng hình F-35 là một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Monessa Balzhiser, một trong số ít phi công có cơ hội trải nghiệm lái F-35 sau nhiều năm lái F-16 cho Không quân Mỹ, cho biết, việc chuyển từ máy bay thế hệ 4 sang thế hệ 5 giống như lên đời một chiếc xe tải cũ kỹ sang một chiếc Tesla hiện đại.

Balzhiser đã có 13 năm kinh nghiệm lái F-16 trong Không quân Mỹ trước khi chuyển sang tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin năm 2019 để tham gia hoạt động bay thử trên dòng máy bay F-35.

Đối với Balzhiser, sự khác biệt lớn nhất khi chuyển từ F-16 sang F-35 mới là lượng thông tin khổng lồ mà phi công phải tiếp nhận. Những chiếc F-16 cũng có thể cung cấp một số dữ liệu tương tự, nhưng thường phân tán ra nhiều màn hình khác nhau.

Các phi công lái F-16 phải tự tính toán chiến thuật nhất và phân tích từng tình huống chiến trường trong đầu. Trong khi đó, hệ thống điện tử hiện đại của F-35 sẽ thực hiện tất cả những việc này và giúp phi công tập trung vào bức tranh tổng thể nhiệm vụ.

Ngoài sự choáng ngợp về lượng thông tin được hiển thị, Balzhiser còn bị bất ngờ bởi khả năng kiểm soát bay của F-35, đặc biệt là trong những tình huống hoạt động ở tốc độ thấp.

F-35 được trang bị hệ thống cảm biến hiện đại, khả năng nhận thức tình huống và khả năng hợp nhất dữ liệu tốt hơn F-16. Điều này cho phép nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn là một chiếc máy bay chiến đấu đơn thuần.

“Ưu điểm của F-16 luôn nằm ở tốc độ và khả năng quay vòng. Tuy nhiên, nếu so trong cùng một nhiệm vụ thì tất cả các hệ thống điều khiển bay của F-35 cho phép tôi có thể chặn từ máy bay hạng nhẹ như Cessna, vốn chỉ đạt tốc độ khoảng 150 km/h, cho đến loại máy bay có tốc độ lên tới 1.500 km/h. Năng lực này cùng với góc tấn lớn mà máy bay F-35 có thể đạt được đã khiến tôi bất ngờ trong quá trình chuyển loại từ dòng F-16”, Balzhiser cho biết.

F-16 Fighting Falcon là máy bay đa nhiệm, lần đầu cất cánh cách đây hơn 50 năm. Chiến đấu cơ thế hệ thứ tư này được phát triển cho Không quân Mỹ nhưng hiện tại đã được hơn 20 nước sử dụng, trong đó có cả Ukraine.

Bản thân F-16 đã là một bước ngoặt trong triết lý thiết kế máy bay, với hệ thống điều khiển tiên tiến để cải thiện khả năng chiến đấu trên không. Tuy nhiên, trong thời đại máy bay tàng hình và các mối đe dọa tên lửa phòng không ngày càng hiện đại, F-16 đang mất dần ưu thế mà nó từng có, bất chấp những cải tiến và nâng cấp trong nhiều năm qua.

F-35 Lightning II Joint Strike Fighter là máy bay tàng hình siêu thanh, lần đầu cất cánh cách đây gần 20 năm. Mẫu máy bay này hứng nhiều chỉ trích do các sự cố phát triển, các thách thức về tính bền vững và chi phí ngày càng tăng (chi phí của chương trình F-35 hiện nay đã vượt quá 2.000 tỷ USD).

Dù vậy, Balzhiser khẳng định nhà sản xuất sẽ không ngừng cải tiến dòng máy bay này.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển dòng F-35. Mối đe dọa từ các đối thủ vẫn luôn gia tăng, vì thế ưu tiên của chúng tôi là đảm bảo duy trì lợi thế”, Balzhiser nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ có thể sẽ bán tiêm kích F-35 cho Ấn Độ
Mỹ có thể sẽ bán tiêm kích F-35 cho Ấn Độ

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump ngày 13/2 cho biết Mỹ sẽ tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2025 và có thể sẽ cung cấp các máy bay chiến đấu F-35 cho New Delhi.

Mỹ có thể sẽ bán tiêm kích F-35 cho Ấn Độ

Mỹ có thể sẽ bán tiêm kích F-35 cho Ấn Độ

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump ngày 13/2 cho biết Mỹ sẽ tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2025 và có thể sẽ cung cấp các máy bay chiến đấu F-35 cho New Delhi.

Ấn Độ sẽ lựa chọn Su-57 của Nga hay F-35 của Mỹ?
Ấn Độ sẽ lựa chọn Su-57 của Nga hay F-35 của Mỹ?

VOV.VN - Câu hỏi về lựa chọn giữa Su-57 hay F-35 phức tạp hơn nhiều vì các hợp đồng mua sắm vũ khí lớn không bao giờ chỉ dựa vào đặc tính kỹ thuật. Các yếu tố địa chính trị thường đóng vai trò chủ quan trong quá trình ra quyết định.

Ấn Độ sẽ lựa chọn Su-57 của Nga hay F-35 của Mỹ?

Ấn Độ sẽ lựa chọn Su-57 của Nga hay F-35 của Mỹ?

VOV.VN - Câu hỏi về lựa chọn giữa Su-57 hay F-35 phức tạp hơn nhiều vì các hợp đồng mua sắm vũ khí lớn không bao giờ chỉ dựa vào đặc tính kỹ thuật. Các yếu tố địa chính trị thường đóng vai trò chủ quan trong quá trình ra quyết định.

Cuộc chạm trán hiếm hoi giữa Su-57 và F-35 ở khoảng cách chỉ 24m
Cuộc chạm trán hiếm hoi giữa Su-57 và F-35 ở khoảng cách chỉ 24m

VOV.VN - Cuộc chạm trán hiếm hoi giữa Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ thu hút dự quan tâm của dư luận khi chúng cùng tới Ấn Độ tham dự triển lãm hàng không quốc tế Aero India 2025.

Cuộc chạm trán hiếm hoi giữa Su-57 và F-35 ở khoảng cách chỉ 24m

Cuộc chạm trán hiếm hoi giữa Su-57 và F-35 ở khoảng cách chỉ 24m

VOV.VN - Cuộc chạm trán hiếm hoi giữa Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ thu hút dự quan tâm của dư luận khi chúng cùng tới Ấn Độ tham dự triển lãm hàng không quốc tế Aero India 2025.