Tiếp nhận khẩu súng do Nữ tướng Nguyễn Thị Định tặng nữ Biệt động Sài Gòn

VOV.VN - Bảo tàng Biệt động Sài Gòn- Gia Định tại TP.HCM tiếp nhận khẩu súng do Nữ tướng Nguyễn Thị Định trao tặng cho bà Nguyễn Thị Mai, nữ chiến sỹ Biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, được gia đình bà Mai hiến tặng.

Lễ trao tặng được tổ chức đúng ngày 20/10, kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2024).

Bà Nguyễn Thị Mai, người sở hữu kỷ vật này đã qua đời gần 1 năm nay và dịp này gia đình bà quyết định hiến tặng kỷ vật cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn- Gia Định để kỷ vật gắn với câu chuyện của nó đến với nhiều khách tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Kỷ vật quý giá là khẩu súng K54, số hiệu 18366, được bà Nguyễn Thị Định (Nguyên Phó Tổng tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), tặng cho bà Nguyễn Thị Mai (khi đó là chiến sĩ đơn vị Biệt động 90C) nhân dịp Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn Miền năm 1967.

Bà Nguyễn Thị Mai, thường gọi là “cô Năm Mai” 16 tuổi đã tham gia cách mạng ở Quảng Nam. Năm 22 tuổi, bà được người thân ở khu Bảy Hiền đưa từ Quảng Nam vào Sài Gòn, rồi tham gia lực lượng biệt động đóng ở Củ Chi, phụ trách địa bàn Bảy Hiền. Ba lần bị địch bắt vào các năm 1965, 1969, 1971, cứ ra khỏi tù bà lại về khu Bảy Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM) sống và chiến đấu.

Ông Trần Vũ Bình, người sáng lập Bảo tàng Biệt động Sài Gòn- Gia Định chia sẻ: "Bảo tàng Biệt động Sài Gòn xem đây là hiện vật vô cùng quý giá. Chúng tôi hứa phát huy những hiện vật này. Hiện vật không chỉ để ở bảo tàng mà bảo tàng hiện giờ bảo tàng di động, đi khắp mọi nơi. Chúng tôi sẽ làm theo phương pháp mới với các đợt trưng bày, triển lãm đưa hiện vật đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ để biết, để tự hào và trân quý, từ đó phải sống như thế nào để xứng đáng với sự hy sinh của các cô chú thế hệ đi trước.".

Khẩu súng này cùng với hơn 10.000 hiện vật khác được Bảo tàng Biệt động Sài Gòn- Gia Định gìn giữ, bảo quản thật tốt và trưng bày để người dân gần xa và thế hệ trẻ có cơ hội được tiếp xúc tìm hiểu, để hiểu hơn về lịch sử và tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của thế hệ đi trước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

30/4 trong ký ức nhân chứng lịch sử: Niềm vui như trong mơ
30/4 trong ký ức nhân chứng lịch sử: Niềm vui như trong mơ

VOV.VN - Năm nào cũng vậy, kỷ niệm ngày 30/4 ở TP. HCM luôn mang không khí lễ hội rất đặc biệt, vừa xúc động, tự hào, vừa phấn khởi, tưng bừng. Cảm xúc của những nhân chứng lịch sử đã từng chứng kiến thành phố trong ngày 30/4/1975 càng đặc biệt hơn.

30/4 trong ký ức nhân chứng lịch sử: Niềm vui như trong mơ

30/4 trong ký ức nhân chứng lịch sử: Niềm vui như trong mơ

VOV.VN - Năm nào cũng vậy, kỷ niệm ngày 30/4 ở TP. HCM luôn mang không khí lễ hội rất đặc biệt, vừa xúc động, tự hào, vừa phấn khởi, tưng bừng. Cảm xúc của những nhân chứng lịch sử đã từng chứng kiến thành phố trong ngày 30/4/1975 càng đặc biệt hơn.

Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”
Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”

VOV.VN - Câu chuyện của ông Lâm Quốc Dũng với tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh” giả cùng rất nhiều câu chuyện khác về lực lượng Biệt động Sài Gòn, về lực lượng cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mãi là niềm tự hào, cần được nhắc nhớ và tôn vinh.

Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”

Thót tim nghe cựu Biệt động Sài Gòn kể chuyện tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh”

VOV.VN - Câu chuyện của ông Lâm Quốc Dũng với tấm thẻ “Căn cước Rồng xanh” giả cùng rất nhiều câu chuyện khác về lực lượng Biệt động Sài Gòn, về lực lượng cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mãi là niềm tự hào, cần được nhắc nhớ và tôn vinh.

// POLL JS